Dự kiến, Airbus có thể đưa các dòng máy bay trên hoạt động vào năm 2035.
Cả 3 phiên bản đều có tên mã ZEROe, bao gồm: máy bay trang bị động cơ phản lực cánh quạt có thể chở 120 - 200 người với tầm bay hơn 3.700 km; máy bay được trang bị động cơ tuabin cánh quạt có thể chở tối đa 100 người, có khả năng di chuyển hơn 1.850 km, rất thích hợp cho những chuyến bay ngắn; và cuối cùng là máy bay kết hợp “thân cánh pha trộn” (cánh hợp nhất với thân chính của máy bay) có thể chở tối đa 200 người, với phạm vi hoạt động tương tự phiên bản động cơ phản lực.
Máy bay thân cánh pha trộn là 1 trong 3 mẫu máy bay chạy bằng nhiên liệu hydro thân thiện với môi trường được Airbus công bố gần đây như một phần trong tham vọng của hãng nhằm dẫn đầu quá trình khử cacbon trong ngành hàng không.
Mỗi phiên bản airbus ZEROe đem đến mỗi cách tiếp cận khác nhau để đạt được chuyến bay không phát thải. Theo Airbus, các phiên bản airbus ZEROe được cung cấp năng lượng bởi động cơ tuabin khí cải tiến để đốt cháy hydro lỏng làm nhiên liệu.
Hydrogen lỏng khi bị đốt cháy sẽ tạo ra điện năng để máy bay hoạt động. Đây chính là tiền đề cho các hệ thống phản lực hiệu suất cao được sản xuất trong tương lai. Đồng thời, chúng cũng sử dụng pin nhiên liệu hydro để tạo ra năng lượng điện, bổ sung cho tuabin khí và tạo ra hệ thống điện động lực hiệu quả cao.
Ông Guillaume Faury, Giám đốc điều hành Airbus, cho biết: “Tôi thực sự tin rằng việc sử dụng hydro - cả trong nhiên liệu tổng hợp và làm nguồn năng lượng chính cho máy bay thương mại - có khả năng làm giảm đáng kể tác động đến môi trường”.
Tuy nhiên, để có thể triển khai dự án máy bay chạy bằng nhiên liệu hydro trên quy mô lớn thì tất cả các sân bay trên thế giới phải thay đổi cơ sở hạ tầng để phục vụ việc vận chuyển và tiếp nhiên liệu hydro.
Tại một buổi họp báo mới đây, đại diện Airbus đề xuất: “Sự hỗ trợ từ các chính phủ chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này. Các hãng hàng không có thể dừng hoạt động các phiên bản máy bay kém thân thiện với môi trường thông qua việc tăng cường tài trợ cho nghiên cứu, công nghệ, số hóa, cơ chế khuyến khích sử dụng nhiên liệu bền vững và cải tiến đội máy bay”.
Bình luận (0)