Đại dịch Covid-19: Lo ngại quá tải hệ thống y tế ở Mỹ Latin

12/06/2020 06:00 GMT+7

Mỹ Latin tiếp tục là điểm nóng trong đại dịch Covid-19 khi số người chết ở khu vực này tăng vọt lên hơn 70.000, gây quá tải hệ thống y tế.

Hiện Brazil chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với hơn 39.000 người chết, chiếm hơn phân nửa số trường hợp tử vong vì Covid-19 tại khu vực Mỹ Latin, theo AFP. Bên cạnh đó, tính đến ngày 11.6, Brazil ghi nhận hơn 770.000 ca nhiễm và các bệnh viện ở nước này đang trong tình trạng quá tải do số lượng bệnh nhân quá lớn.
Theo tổ chức Hội đồng điều dưỡng quốc tế, khoảng 18.000 y tá Brazil mắc Covid-19, trong đó ít nhất 181 người đã tử vong, ở mức cao nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro luôn hạ thấp mối nguy hiểm từ đại dịch, xem Covid-19 chỉ là “bệnh cúm nhẹ”, phản đối lệnh phong tỏa vì lo ngại ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Dù tỷ lệ lây nhiễm vẫn tăng vọt nhưng các cửa hàng được phép mở cửa lại vào ngày 10.6 tại Sao Paulo, thành phố đông dân nhất Brazil. Các trung tâm mua sắm bắt đầu mở cửa trở lại tại nhiều thành phố khác của Brazil kể từ ngày 11.6.

Tòa án buộc chính quyền Brazil tiếp tục công khai số liệu Covid-19

Cùng lúc, việc mở cửa trở lại cũng tăng tốc tại nhiều nơi ở Mỹ bất chấp số ca nhiễm ở nước này đã vượt qua mốc 2 triệu và gần 113.000 người tử vong vì Covid-19. Bên cạnh đó, các chuyên gia Mỹ cảnh báo có bằng chứng cho thấy đợt bùng phát thứ 2 đang xuất hiện tại một số bang như Arizona, Texas, Florida và California, theo Bloomberg.
Liên minh Châu Âu (EU) cũng lên kế hoạch mở cửa lại biên giới, đón người ngoài khối vào tháng 7. Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch, Hy Lạp tuyên bố sẽ mở lại đường bay quốc tế từ ngày 15.6 tới một số quốc gia bao gồm cả nước ngoài EU như Úc, Trung Quốc Hàn Quốc.
Giữa lúc các nước dần nới lỏng lệnh phong tỏa, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo đại dịch có nguy cơ gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất trong 100 năm qua.

Nghiên cứu của Anh xác nhận dùng khẩu trang rộng rãi giúp giảm lây nhiễm Covid-19

Hiện không có vắc xin phòng Covid-19 và các cuộc thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành. Vào ngày 11.6, Nga bắt đầu tung ra thị trường một loại thuốc kháng vi rút mới, đăng ký với tên Avifavir. Cơ quan Y tế Nga đã phê chuẩn và cho phép dùng Avifavir để điều trị bệnh nhân Covid-19 sau khi số ca nhiễm ở nước này tăng vọt lên hơn 500.000, cao thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.