Đây là vấn đề đánh đố giới sinh vật học trên thế giới suốt thời gian qua khi họ phát hiện từ cá voi lưng gù, cá voi xanh cho đến cá voi sát thủ và cá nhà táng có thể di cư đến hơn 18.800 km hằng năm giữa các khu vực kiếm thức ăn ở địa cực và vùng nhiệt đới.
Trước đó, một số giả thuyết cho rằng sau khi kiếm ăn ở Bắc Cực và Nam Cực, chúng di chuyển đến vùng biển nhiệt đới để sinh sản nhằm tránh xa các loài ăn thịt. Trong nghiên cứu mới, ông Pitman cùng các cộng sự cài 62 thẻ định vị lên những con cá voi sống ở Nam Cực.
Sau khi theo dõi qua thời gian dài, họ nhận thấy một số con di chuyển khoảng 9.400 km đến vùng biển Nam Đại Tây Dương và trở lại chỉ trong vòng 42 ngày mà không phải để sinh con. Những hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy chúng sinh con ở vùng biển Nam Cực, trái với giả thuyết trước đó.
Giống như người, cá voi cũng liên tục thay các mô vảy sừng bên ngoài da. Nghiên cứu nhận thấy cá voi dễ dàng từ bỏ lớp biểu bì này tại các vùng biển nhiệt đới, trong khi tích tụ một lớp dày khi ở vùng biển lạnh và có thể trở thành nơi chứa vi khuẩn. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng tất cả loài cá voi đều di cư để thay lớp da khỏe mạnh, đề phòng vi khuẩn tích tụ có thể khiến chúng thiệt mạng.
Bình luận (0)