Quốc hội Mỹ nghe chuyên gia y tế: Cấm đi lại không ngăn được dịch bệnh mà còn tác dụng ngược

06/02/2020 16:42 GMT+7

Lệnh cấm đi lại và cách ly của Mỹ nhằm vào những người đến từ Trung Quốc chỉ có tác dụng như “đòn trừng phạt” nước này và có thể bóp nghẹt cơ hội hợp tác trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.

Trong buổi điều trần tại Đồi Capitol hôm 5.2, giới chức y tế công cộng Mỹ, bao gồm cựu điều phối viên của chính quyền Washington ứng phó dịch virus Ebola, cảnh báo những biện pháp siết chặt hoạt động di chuyển mà Mỹ đang áp dụng không chỉ chẳng mang đến hiệu quả mà còn cản trở khả năng nước này hợp tác với các đối tác trên toàn cầu, trong đó có Trung Quốc, trong nỗ lực dập dịch.
Kể từ ngày 2.2, Mỹ thi hành chính sách cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đến từ Trung Quốc và cách ly hành khách xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có tâm dịch Vũ Hán.
Dù Mỹ không phải là quốc gia duy nhất áp dụng các biện pháp trên, Bắc Kinh chọn mặt chỉ tên Mỹ là kẻ kích động nỗi sợ hãi toàn cầu về chủng virus corona mới gây viêm phổi Vũ Hán.

[VIDEO] Mỹ cách ly công dân từ Trung Quốc về như thế nào để phòng tránh virus Corona?

“Chứng cứ rõ ràng nhất” từ kinh nghiệm đối phó các dịch bệnh toàn cầu trong quá khứ cho thấy các biện pháp ngăn chặn liên quan đến đi lại chỉ có thể trì hoãn nguy cơ lây lan được khoảng vài tuần, theo trợ lý giáo sư Jennifer Nuzzo của Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins.

Hiện có làn sóng kỳ thị người gốc Á tại một số quốc gia vì sợ virus corona mới

AFP/Getty

“Siết chặt đi lại hoàn toàn vô nghĩa xét về khía cạnh điều chế vắc xin”, theo báo South China Morning Post hôm 6.2 dẫn lời chuyên gia Nuzzo. Bà ước tính trong trường hợp dịch bệnh hiện tại, phải mất khoảng 1 năm mới hy vọng điều chế được vắc xin.
Hơn thế nữa, bà Nuzzo cho rằng với việc cấm đi lại và cách ly đối với người đến từ Trung Quốc, Mỹ thật ra đang “trừng phạt” quốc gia đã công khai tình trạng dịch bệnh. Điều này có thể khiến Bắc Kinh không còn sẵn lòng chia sẻ thông tin và đẩy các nước khác vào tình thế không dám minh bạch về tình trạng dịch bệnh trong nước.

[VIDEO] Cuộc đua điều chế vắc xin phòng vi rút corona: đường còn xa

Thay vào đó, các chuyên gia thúc giục quốc hội Mỹ hãy tập trung sự chú ý vào việc tăng cường sự chuẩn bị của giới y tế công cộng tại Mỹ và đẩy mạnh hoạt động hợp tác ở phạm vi toàn cầu, đặc biệt với giới chức y tế Trung Quốc.
Ông Ron Klain, cựu quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama từng dẫn dắt nỗ lực của chính phủ nước này trong đợt bùng phát dịch Ebola vào năm 2014-15, nhấn mạnh: “Phương pháp tốt nhất để bảo vệ người Mỹ là tránh chủ nghĩa cô lập và giúp các nước khác trong cuộc chiến chống virus corona mới”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.