Vì sao tàu lớn nhất của hải quân Na Uy bị cấm ra biển?

26/12/2019 07:00 GMT+7

Tàu hậu cần mới nhất của hải quân Na Uy, chiếc KMN Maud, cũng là tàu lớn nhất của lực lượng này hiện nay, đã bị cấm ra biển, theo báo Aftenposten hôm 23.12.

Tàu KMN Maud có chiều dài 183m, chiều rộng 26m, với nhà chứa đủ chỗ cho hai chiếc trực thăng, phòng mổ và bệnh viện 44 giường. Nó đã rời xưởng đóng tàu ở Hàn Quốc vào tháng 2 và trở thành tàu đầu tiên của hải quân Na Uy vượt Thái Bình Dương.
KMN Maud có thể chở theo 9,3 triệu lít nhiên liệu, cũng như 400 tấn thiết bị, đạn dược và tên lửa. Con tàu có thể tiếp viện cho 2 tàu hộ vệ trong lúc di chuyển và chuẩn bị thay thế KNM Valkyrien, tàu hiện đang hỗ trợ Đội tàu chiến đấu ven biển của hải quân Na Uy.
Tuy nhiên, vì đủ thứ trục trặc cần phải xử lý, KMN Maud hiện không thể rời bến và khó lòng ra khơi trước quý 2 của năm 2020.
Lệnh cấm ra biển dựa trên kết quả giám định của công ty DNV GL. Theo đó, các nhà kiểm tra phát hiện nhiều lỗi liên quan đến an toàn vật liệu và do con tàu thiếu bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, đa số các thiết bị y khoa mới toanh và đắt đỏ trên tàu đều có vấn đề. Chẳng hạn, thiết bị tạo oxy cho phòng mổ có thể gây ra nguy cơ hỏa hoạn.

[VIDEO] Chiến hạm Na Uy chìm sau khi va chạm tàu chở dầu

Lars Gørvell-Dahll, người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Hàng hải Na Uy, cho hay tình trạng thiếu bảo dưỡng xảy ra trong giai đoạn con tàu neo đậu suốt hai năm tại hãng tàu của Daewoo.
“Hiếm khi nào một con tàu bị DNV cấm ra khơi, vì vậy đây phải là trường hợp khá nghiêm trọng”, theo ông Gørvell-Dahll.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.