Là học hỏi cách làm của các nước khác, nhất là học hỏi những quốc gia tiên tiến. Một khi các quốc gia tiên tiến đã chọn cách ấy để làm, tức là đã có những lý lẽ và cơ sở thực tế đáng để tham khảo. Động thái học hỏi tích cực ấy, sự can đảm nói lên suy nghĩ ấy của đại biểu Quốc hội là rất cần để thực thi đúng chức phận của nhà lập pháp, và rất đáng hoan nghênh về tinh thần cập nhật tiến bộ.
Nhưng bài học nào thì cũng có ngữ cảnh riêng của nó để hiểu, có thời điểm riêng và điều kiện riêng để mà áp dụng.
tin liên quan
ĐB đề xuất thu 'phí chia tay': ‘Khoản tiền đó không nhiều, chỉ bằng bữa ăn sáng’Nói là để tái đầu tư cho hạ tầng du lịch, thì hạ tầng du lịch của họ phải đủ sức thuyết phục người nộp phí rằng đồng tiền họ nộp tương xứng với giá trị họ được nhận qua trải nghiệm sử dụng thực tế. Chia tay một đất nước có hạ tầng được đầu tư thỏa đáng để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách thì ngày xuất cảnh góp thêm chút nguồn lực để hỗ trợ việc duy trì chắc chắn là điều ít ai phản đối. VN đã đủ tự tin về giá trị hạ tầng chưa để đặt vấn đề thu “phí chia tay”? Câu chuyện cũng giống như chuyện thu tiền làm đường, là làm đường rồi mới thu tiền hay thu tiền rồi mới làm đường?
Rồi mức “phí chia tay” 5 USD mà người đề xuất đã so sánh với “bữa ăn sáng” để nói là “rất rẻ” thì có thật sự rẻ không trong hoàn cảnh thu nhập thực tế của người dân? Không khéo tranh luận một hồi lại nghe thêm câu lý lẽ kiểu nghèo thì đừng có mà xuất cảnh, đừng có mà đi du lịch. Học cách thu thuế thu phí của nước ngoài để đảm bảo nguồn lực kinh tế công thì cũng đừng quên học luôn cái phần điều kiện khả thi, hoàn cảnh kinh tế - xã hội để có thể áp dụng.
Chứ mà, cứ nhân danh học tập nước ngoài rồi áp mức thuế này, kiểu thu nọ mà không cân nhắc đầy đủ các dữ liệu kinh tế - xã hội phản ánh khả năng kinh tế của người dân thì không những phản cảm mà còn có thể nói là vô tâm.
Sức dân, dẫu có thể là vô tận để đóng góp phát triển, nhưng cũng không phải là không có khả năng cạn kiệt. Nhất là cạn kiệt vì những sáng kiến học hỏi cách thu của nước ngoài mà không tham chiếu khả năng thực tế của dân.
Sức dân mà kiệt, thì lòng dân cũng sẽ khó mà đầy.
Bình luận (0)