Đề xuất này đang tạo sự quan tâm, ý kiến tranh luận của
nhiều người.
Kiểm tra kiến thức toàn diện
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng việc tách xét tốt nghiệp THPT riêng ra khỏi tuyển sinh, trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường là việc tất yếu phải làm.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cũng đồng ý giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương nhưng phải giám sát chặt chẽ, nghiêm túc. Ông Nhĩ cho rằng không nên tiến hành thi kiểu 3 môn bắt buộc (toán, văn, ngoại ngữ) và một môn tự chọn như hiện nay, vì như vậy gần như là “khuyến khích” thí sinh học lệch. Kỳ thi cần phải kiểm tra được kiến thức toàn diện của thí sinh. Do đó, có thể chia làm 2 bài thi, một bài gồm các môn khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh) và các môn khoa học xã hội (văn, lịch sử, địa lý). Các môn học khác như giáo dục công dân, tin học... không phải thi nhưng điểm học lực của học sinh phải trên trung bình mới được dự thi.
tin liên quan
Dự kiến thi THPT năm 2017 bằng bài thi tổng hợp* Hai phương án tuyển sinh ĐH
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Bộ GD-ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.
Tổng hợp hay tích hợp ?
Băn khoăn của nhiều người nằm ở định dạng bài thi theo hướng tổng hợp. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính -Marketing, cho rằng việc thay đổi định dạng đề thi sẽ “làm khó” thí sinh và các trường THPT, vì học sinh đã quen với đề thi từng môn riêng lẻ. “Về nguyên tắc, những thay đổi lớn này cần công bố trước đó 3 năm, vì vậy năm 2017 vẫn nên giữ ổn định để không gây xáo trộn cho người học”, thạc sĩ Tuấn đề nghị.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, gợi ý: “Hướng tới kỳ thi đánh giá năng lực là ý tưởng hay nhưng phải có cơ sở đảm bảo chất lượng kỳ thi. Về lâu dài nên giao cho trung tâm khảo thí quốc gia tổ chức độc lập (tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ), còn trước mắt vẫn thi như hiện nay. Việc thay đổi định dạng bài thi nên theo hướng tổng hợp kiến thức để giảm số lượng môn thi ở từng môn cụ thể chứ chưa nên ra dạng đề tích hợp”.
tin liên quan
Ồ ạt xin hủy kết quả trúng tuyển đợt 1Hôm qua (23.8), nhiều thí sinh đến các trường đã trúng tuyển đợt 1 xin rút giấy chứng nhận kết quả khi biết các trường tốp đầu, trong đó có cả nhiều trường quân đội, xét tuyển bổ sung.
Cán bộ khảo thí một sở GD-ĐT ở ĐBSCL có ý kiến tương tự: “Cần phải có lộ trình khi thay đổi định dạng đề thi để tránh “làm tội” thí sinh. Trước khi tiến tới áp dụng cho kỳ thi lớn như THPT cần được thí điểm qua các bài kiểm tra bình thường để đánh giá hiệu quả”. Đại diện một sở GD-ĐT khác cũng cho rằng việc đầu tư ngân hàng đề thi sử dụng trong thời gian ngắn sẽ rất tốn kém chi phí. Hơn nữa, các sở cũng cần có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng ra đề vì nhiều địa phương năng lực này còn hạn chế.
Tiến tới một trung tâm khảo thí độc lập
Về việc xét tuyển vào ĐH, GS Đào Trọng Thi cho rằng các trường có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp, xét học bạ, kết hợp sử dụng chung phương thức tuyển sinh hay tuyển sinh riêng… theo quyền tự chủ và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, theo GS Thi, Bộ cần xây dựng một ngân hàng đề đủ lớn để giúp các trường có nhu cầu. Các trường ĐH có thể rút từ ngân hàng đề các câu hỏi để xây dựng thành đề thi hoàn chỉnh. Có như thế, mới không quay lại tình trạng vào “lò” luyện thi của chính các trường ĐH tổ chức thi như trước.
Về vấn đề này, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, gần đây cho biết tổ chức thi tuyển và tự chủ xét tuyển là hai chuyện khác nhau. Tổ chức một kỳ thi cho có chất lượng là rất khó, nhiều khi một trường đại học bình thường không có khả năng làm được.
tin liên quan
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Rộng cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sungSau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, bất ngờ dù mức điểm chuẩn
khá cao nhưng nhiều trường, kể cả những trường tốp đầu, vẫn phải xét
tuyển bổ sung với điểm nhận hồ sơ thấp hơn đợt 1.
PGS Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục (thuộc Viện Khoa học giáo dục VN), cũng cho rằng việc tách cơ quan khảo thí ra khỏi các đơn vị chủ quản đã được nhiều nước thực hiện. Điều này sẽ bảo đảm tính khách quan và độ tin cậy của các kỳ thi. Mặt khác, việc tổ chức thi linh hoạt, khách quan cũng làm giảm áp lực thi cử cho thí sinh, các cơ sở giáo dục ĐH có căn cứ đáng tin cậy để tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện tại VN chưa chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện. “Giáo dục rất nhạy cảm vì tác động trực tiếp đến mọi người dân, mọi gia đình. Thực hiện những đổi mới, nhất là trong thi tốt nghiệp là vấn đề lớn nên cần phải chuẩn bị thận trọng, tạo được sự đồng thuận và tin tưởng trong xã hội”, ông Minh nhận định.
tin liên quan
Cần nhìn đúng về tự chủ trong tuyển sinhKỳ thi và xét tuyển ĐH đang ở đỉnh điểm của sự mong manh để đánh
giá và còn đó những bất cập.
Dự kiến thi THPT bằng bài thi tổng hợp
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Bộ GD-ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 để lấy ý kiến.
Đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các sở. Cách thức ra đề thi dự kiến theo các dạng bài thi tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên để làm bài. Dự kiến bài thi theo định dạng như trên sẽ được thiết kế để thi trên giấy.
Về kỳ thi tuyển sinh ĐH, có 2 phương án: Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng. Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ. Nếu các trường ĐH tự tổ chức thi riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi “3 chung”; không tổ chức thi tập trung ở thành phố khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước.
|
Bình luận (0)