Thiếu nước uống trong trường học khiến học sinh dễ... béo phì

15/09/2017 10:30 GMT+7

Thiếu nước uống nhưng tiếp xúc đáng kể với quầy nước uống và thông tin quảng cáo được ngành công nghiệp giải khát bảo trợ đang khiến những học sinh ở tuổi vị thành niên mua các loại nước có đường để uống.

Nghiên cứu mới cho thấy tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Theo báo Telangana Today, các chuyên gia của Đại học Waterloo (Canada) ghi nhận sự hiện diện của ngành công nghiệp nước giải khát có đường trong các trường học cho thấy ngành này đang trục lợi ở những quốc gia có ít quy định bảo vệ giới trẻ, để tiếp cận một phân nhóm người tiêu dùng then chốt dễ bị tác động.
“Các trường học tiêu biểu cho một khu vực ảnh hưởng đối với trẻ vị thành niên”, trưởng nhóm nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến sĩ Katelyn Godin phát biểu.

tin liên quan

Sáu loại nước uống giúp bạn giảm cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay cả khi bạn không theo đuổi một kế hoạch thực hiện chế độ ăn uống khắc nghiệt, việc chọn nước uống phù hợp sẽ giúp bạn giảm cân. Sau đây là một số lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Theo chuyên gia trên, với sự tiếp cận hạn chế với nước uống sạch và sự hiện diện trong tầm mắt của nước giải khát có đường trong trường học đã khuyến khích học sinh mua nước uống có đường.
Trong cuộc nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã tập trung vào các trường trung học ở Guatemala và nhận thấy các học sinh uống nước ngọt bình quân 2,5 ngày trong mỗi tuần đi học.
Cuộc nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tiêu thụ nước giải khát có đường có thể đang thổi bùng dịch béo phì ở hầu hết các quốc gia đang phát triển.
Các loại nước tăng lực hay nước ngọt có đường được nhập khẩu vào các quốc gia đang phát triển thông qua những thị trường mới nổi và những thỏa thuận nhượng quyền thực phẩm.

tin liên quan

5 sự thật về nước bạn cần biết
Nước chắc chắn là nguồn quan trọng nhất để nuôi dưỡng con người. Rõ ràng không có gì tốt hơn khi khát là uống một ly nước lọc.
Những thị trường và thỏa thuận này đã đề ra những chiến lược tăng cường sự sẵn có, tính hợp lý về giá cả và tính chất có thể chấp nhận được ở những nước đang phát triển. Theo nghĩa này, hầu hết các loại nước giải khát nói trên trở nên phổ biến do sự tiện lợi và chi phí thấp hơn khi so sánh với những loại nước nhiều dinh dưỡng khác như các sản phẩm sữa và nước trái cây.
“Bước đầu tiên để giải quyết những vấn đề này là cần những chính sách hạn chế sức mạnh mà ngành công nghiệp nước giải khát có đường hiện có trong các trường học. Song song đó là cung cấp cho học sinh những lựa chọn lành mạnh thay thế các loại nước nhiều đường và có mức calorie cao”, chuyên gia Godin nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.