Ở tuổi mà đáng ra ngày ngày được mặc bộ đồng phục đi học, cậu bé Hữu Bằng lại lấm lem trong bộ quần áo đầy dầu nhớt ở tiệm sửa xe của người anh họ.
VIDEO: Thợ sửa xe 12 tuổi và ước mơ đến trường
|
tin liên quan
Ngày khai trường đặc biệt của 3 anh em mồ côiCha mất khi đứa nhỏ nhất còn trong bụng mẹ, được 10 tuổi thì mẹ cũng qua đời vì bạo bệnh. Ba anh em (1 trai, 2 gái từ 10 - 14 tuổi) phải nghỉ học dắt díu nhau bước vào đời mưu sinh. Giấc mơ con chữ, trường lớp đã xa vời lắm, nếu...
“Con thấy mấy bạn đi học vui lắm…”
Những ai đến tiệm sửa xe Tâm Thắng trên đường Lý Tế Xuyên (Q.Thủ Đức, TP.HCM) sẽ thấy một cậu bé có nước da ngăm đen, tới lui bằng dáng vẻ nhanh nhẹn. Từ bơm, vá lốp cho đến những lỗi hư hỏng khác, đều được đôi tay nhỏ xíu làm một cách thuần thục. Cậu tên Nguyễn Hữu Bằng, quê tận Sóc Trăng, chỉ vừa 12 tuổi.
Luôn chăm chú làm việc, lễ phép dạ thưa và hay nở nụ cười tươi rói khi người lớn hỏi chuyện, ai lại nghĩ rằng cậu bé ngoan ngoãn ấy vốn không có được trọn vẹn một gia đình…
Trò chuyện về việc sửa xe thì Bằng liến thoắng chỉ tôi hết cái này đến cái khác. Nhưng khi tôi hỏi về cha mẹ, thì đôi mắt em liền cụp xuống: “Con nghe người ta nói ba con nhậu về đánh mẹ nên mẹ bỏ đi. Rồi ba con chết nước, người ta nói vậy”. Tuổi đời ít ỏi, những mất mát của em toàn chỉ qua lời kể.
Rời quê vào Sài Gòn, Bằng không có nhiều bạn bè, lại không có điều kiện đến trường, chỉ quanh quẩn với cờ lê, ốc vít. Vậy nên em “lên tay” nhanh chóng, và tự bản thân em cũng thấy thích nghề này.
Tôi hỏi em về những ước mơ làm bác sĩ, kĩ sư như bao đứa trẻ khác vẫn thường ôm mộng. Nhưng Bằng lắc đầu: “Con muốn làm thợ sửa xe giỏi như anh con. Ai hư gì dắt lại cũng sửa được hết trơn. Con thích.”
tin liên quan
Trao nhầm con 42 năm ở Hà Nội: Bí mật mẹ tìm con gái ruột thế nào?Nhiều tình tiết ly kỳ trong câu chuyện trao nhầm con suốt 42 năm ở Hà Nội khiến ngay cả người trong cuộc đôi khi còn ngỡ như đang ở trong một bộ phim.
Tôi tự nghĩ, có đứa trẻ nào lại mơ ước như thế đâu. Chỉ là tâm hồn Bằng như một trang giấy trắng, cuộc đời vẽ lên những vết mực nào thì sẽ thành thế ấy. Hết lấm láp bùn đất nơi lũ vịt chạy đồng, thì lại lấm lem bởi dầu mỡ xe cộ. Nên em chỉ có thể nhìn tương lai bằng những gì ngay trước mắt.
Nhưng Bằng rất muốn được đến trường, em bảo tôi thế. Em hào hứng kể: “Hồi ở quê con thấy mấy bạn đi học vui lắm! Mặc quần áo, mang cặp cũng đẹp nữa. Nhưng mà con biết đi học phải có tiền. Bao giờ con sửa xe đủ tiền con sẽ xin đi học”. Nói rồi Bằng lại cười, xong đưa bàn tay đen nhẻm quệt mồ hôi. Gương mặt em lấm bẩn, nhưng nụ cười lạc quan của em thì không...
tin liên quan
Phận đời giữa phố Tây - Những bé con nhọc nhằn mưu sinh giữa đêmPhố Tây lên đèn huyên náo cũng là lúc nhiều đứa trẻ bắt đầu len lỏi mưu sinh. Dưới ánh sáng rực rỡ của sự xa hoa là những gương mặt trẻ thơ nhọc nhằn.
12 tuổi, không gia đình, sửa xe thoăn thoắt
Anh Thanh Tâm (32 tuổi), anh họ của Hữu Bằng, cho biết, cha em vì rượu chè bỏ mặc gia đình nên mẹ em rời đi, mang theo người chị gái lúc em còn chưa đủ nhận thức về cuộc đời.
Đáng ra 2 cha con vẫn có thể đỡ đần nhau mà sống, nhưng ông vẫn tối say ngày xỉn. Khi bạn bè đồng trang lứa xúng xính áo quần tinh tươm đến trường, thì em lại phải lấm lem đi chăn vịt thuê.
Vậy mà cách đây không lâu, cha Bằng lại mất vì đuối nước trong một lần đi bắt ốc. Sự gắn kết duy nhất của em với hai tiếng “gia đình” cũng chẳng còn. Những biến cố ấy quá lớn so với tuổi đời còn ngây dại của em.
“Cha nó mất được tháng là nó lên đây. Giờ ở dưới còn ai đâu. Hông ai cưu mang thì thôi tôi mang nó về cho theo sửa xe. Chứ tội nghiệp, nó còn nhỏ quá”, anh Tâm chia sẻ.
Chưa biết mặt con chữ, nhưng Bằng lại tỏ ra rất thông minh. Chỉ hơn 5 tháng theo anh họ học việc, em đã thuần thục nhiều thao tác hành nghề và “bắt bệnh” xe rất giỏi. “Nó lanh lắm, chịu khó học hỏi nữa, hơn tôi hồi xưa nhiều! Giờ đưa xe tải nó sửa còn được mà”, anh Tâm cố ý lớn tiếng cho Bằng nghe thấy. Biết anh đùa, Bằng lại cười toe.
Những nụ cười như nắng ấy của Bằng dễ khiến người đối diện cảm thấy ấm áp. Nhưng trông Bằng cười rồi lại chăm chú vào công việc, lòng tôi cứ băn khoăn. Bởi lẽ không biết đằng sau vẻ vô tư nơi em, có khi nào là sự giấu che đi nỗi niềm tủi thân tột cùng vì thiếu mất vòng tay cha mẹ, vì tuổi thơ bất hạnh của chính mình hay không…
tin liên quan
Cả nhà khánh kiệt vì bệnh tậtSuốt nhiều năm qua, anh Phan Trọng Hợi (47 tuổi) vừa chăm con, vừa phải đưa vợ đi khắp nơi chữa bệnh trong tuyệt vọng khiến kinh tế gia đình kiệt quệ.
|
|
|
|
|
|
|
tin liên quan
Người Sài thành 'cắn' miếng mì vịt tiềm truyền 3 đời nổi danh hơn 70 nămThịt vịt mềm, phần da bên ngoài giòn giòn là ưu điểm khiến Quảng Huê Viên luôn đông khách sành ăn từ hơn 70 năm qua...
Bình luận (0)