Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiến dịch lần này triển khai trên quy mô lớn đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vắc xin mà Việt Nam đã và đang đàm phán để đặt mua từ nay đến tháng 4.2022, tiêm cho người dân, cho tất cả những người trên 18 tuổi, nhằm làm tăng độ bao phủ vắc xin trong người dân, để đạt miễn dịch cộng đồng.
4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vắc xinCác tỉnh, thành đang có dịch, ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch.
Các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ.
Các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư.
Các tỉnh, thành có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
16 nhóm đối tượng tiêm chủng vắc xinNgười làm trong ngành y tế (công - tư)
Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm ở khu cách ly, điều tra dịch tễ...)
Lực lượng quân đội
Lực lượng công an
Nhân viên, cán bộ ngoại giao
Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
Người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước...)
Giáo viên, học sinh, sinh viên; người làm tại cơ quan hành chính, công chứng...
Người mắc bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi
Người sinh sống ở vùng có dịch
Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội
Người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; xuất cảnh; chuyên gia nước ngoài làm việc tại VN
Người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú và người dân vùng du lịch
Các chức sắc, chức việc tôn giáo
Người lao động tự do
Các đối tượng khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế
|
Thứ hai, huy động một lực lượng lớn tổ chức tiêm chủng tại các điểm tiêm di động, cố định, dựa vào mạng lưới hệ thống y tế cơ sở của dân sự và y tế của quân đội, công an.
Thứ ba, đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng. Các chuyên gia đầu ngành luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả điểm tiêm.
Thứ tư, Bộ Y tế đã sửa, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn trên nguyên tắc đảm bảo cho người tiêm.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ và đẩy mạnh ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng. Đáng lưu ý nhất là ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”, từ đó hình thành nên mã số cho mỗi người dân đã tiêm để cấp QR Code là căn cứ để đảm bảo “hộ chiếu vắc xin” sau này.
Thứ sáu, thiết lập giám sát chất lượng vắc xin. Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin đã thành lập tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng, từ vận chuyển, bảo quản, phân bổ và tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, do mức độ khan hiếm của vắc xin toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11.2020, nhưng đến nay chúng ta mới có vắc xin. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9.2021. Sau tháng 9, lượng vắc xin về Việt Nam sẽ nhiều, đáp ứng yêu cầu tăng độ bao phủ tiêm chủng đối với người dân.
Xe tiêm lưu động tiếp cận người dân TP.HCM
Theo Bộ Y tế, TP.HCM là một trong những địa phương được ưu tiên phân bổ vắc xin. Cùng với các lô vắc xin đã được chuyển (mới nhất là 1 triệu liều Moderna do Mỹ viện trợ thông qua chương trình COVAX, chuyển đến TP.HCM ngày 10.7), Bộ Y tế sẽ tăng cấp vắc xin Covid-19 cho TP.HCM.
Ngay trong tuần này, Bộ Y tế sẽ bàn giao xe tiêm chủng lưu động, và đã tăng cường nhân lực, cùng TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19.
TP.HCM sẽ tổ chức tiêm chiến dịch trên địa bàn nhưng có điểm khác so với trước đây. Theo đó, đối với khu vực nguy cơ rất cao và cao, nên tổ chức thành nhiều điểm tiêm lưu động tại đầu hẻm hoặc nơi cần thiết, chia thành nhiều khung giờ để đảm bảo giãn cách. Bộ Y tế sẽ điều khoảng 30 xe tiêm lưu động (gồm bàn tiêm, thùng đựng vắc xin...). Với các khu vực còn lại, TP.HCM sẽ tổ chức 2 hình thức tiêm (cố định và lưu động), nhưng không tổ chức điểm tiêm có đông người.
Bình luận (0)