Bão số 10: Quảng Nam sơ tán dân trước 11 giờ ngày 4.11

Mạnh Cường
Mạnh Cường
03/11/2020 11:37 GMT+7

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có công điện khẩn yêu cầu sơ tán dân trước 11 giờ ngày 4.11, để phòng chống bão số 10 .

Sáng 3.11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh ông Hồ Quang Bửu, đã ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND về chủ động ứng phó với bão Goni (bão số 10) và tình hình mưa lũ.

Bão số 10 dự báo sẽ đổ bộ từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa

Sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trước 11 giờ ngày 4.11

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa lũ để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro cấp huyện, cấp xã đến cộng đồng để nhân dân biết, chủ động ứng phó.

Kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hoàn thành trước 11 giờ ngày 4.11, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.

Những nước mắt tuyệt vọng đầy ám ảnh trong thảm nạn sạt lở ở Trà Leng

Ông Bửu yêu cầu đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như: nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn.

Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân và khách du lịch ven biển, trên đảo…Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 16 giờ ngày 4.11.

Phụ nữ, trẻ em cõng hàng cứu trợ trèo núi dựng đứng vì 3.000 người bị cô lập

Dự trữ lương thực ở những địa phương dễ bị cô lập

Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo nhân dân tự dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày.

Ngoài ra, phát huy phương châm “Bốn tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai; triển khai lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở địa phương giúp nhân dân di chuyển đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ nhân dân nơi khó khăn.

Gian nan băng rừng, lội suối cõng hàng cho 3.000 người dân kêu cứu vì sạt lở

Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra, sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống khẩn để chủ động triển khai ứng phó; trong đó đặc biệt lưu ý đến các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước.

Sở GD-ĐT, các địa phương và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của bão số 10 và mưa lũ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.