Sáng 12.6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Hai nội dung được quan tâm nhiều nhất là quy định về cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ và quyền, nghĩa vụ của công dân khi xuất, nhập cảnh.
tin liên quan
Vũ 'nhôm' khai có 2 quốc tịch: Pháp luật Việt Nam quy định thế nào? Đối với việc cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ, cơ quan chủ trì dự thảo là Bộ Công an đưa ra 2 phương án. Phương án 1, quy định cụ thể đối tượng được cấp và cơ quan có thẩm quyền quyết định, cử, cho phép người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ ra nước ngoài. Phương án 2, luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc chung và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đồng ý với phương án 1, song đề nghị cần sửa đổi một số quy định vì như dự thảo quá cụ thể và trùng lặp đối với 1 cá nhân đang cùng lúc đảm nhận nhiều chức danh của Đảng, chính quyền và đoàn thể tạo nên sự phức tạp, rắc rối trong điều luật.
“Ví dụ, trường hợp Vũ 'nhôm' có vài ba hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ cùng thời điểm. Phải chăng, từ quy định trùng lặp như phương án 1 vừa qua. Đề nghị Chính phủ gia công xây dựng phương án 1 cho tốt hơn, rõ ràng và minh bạch, tránh chồng chéo, dễ phát sinh lạm quyền”, ĐB Khánh đề nghị.
Về quyền và nghĩa vụ công dân, dự thảo quy định: người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chip điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chip điện tử theo quy định. ĐB Khánh băn khoăn vì không có nội dung nào giải thích vì sao gắn chip, có lợi hay hại gì? Trong khi việc xây dựng dữ liệu điện tử để thực hiện việc gắn chip còn nhiều khó khăn, chưa thể liên thông giữa bộ, ngành, địa phương.
“Nhân đây, tôi đề nghị Bộ Công an sớm xem xét kết luận việc cơ sở dữ liệu của Hà Nội đã phối hợp với Nhật Cường thời gian qua đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến có kết nối liên thông được không, để tránh việc công sức của nhà nước và nhân dân trong thời gian vừa qua đã bỏ ra, nếu chúng ta không sử dụng coi như bỏ đi hết”, ĐB Khánh nói.
Bình luận (0)