Đây là một “nhánh” nhỏ được tách ra từ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2.
10 bị cáo trong vụ án đều là nguyên lãnh đạo Navibank: Tổng giám đốc Lê Quang Trí; Phó tổng giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hồng Sơn; Trưởng phòng Nguồn vốn Đoàn Đăng Luật, Trưởng phòng Kế toán Huỳnh Vĩnh Phát, Trưởng phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Trần Thanh Bình, Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng Đinh Thị Đoan Trang, Trưởng phòng Quản lý rủi ro Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng phòng Pháp chế Phạm Thị Thu Hiền.
Phiên tòa do Phó chánh tòa hình sự Vũ Thanh Lâm làm chủ tọa, dự kiến kéo dài đến 16.3. Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè) sẽ được HĐXX trích xuất đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
tin liên quan
Làm rõ 1.085 tỉ đồng trong đại án Huyền NhưTheo cáo trạng của Viện KSND tối cao, do thua lỗ từ kinh doanh bất động sản dẫn đến nợ nần, từ tháng 3 - 9.2011, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên kiểm soát viên, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank chi nhánh TP.HCM) lấy danh nghĩa huy động tiền gửi cho VietinBank chi nhánh Nhà Bè - TP.HCM để thỏa thuận với người môi giới, người đại diện của các đơn vị, cá nhân về việc nhận tiền gửi với lãi suất ưu đãi, hứa hẹn trả cho người môi giới, đại diện các công ty tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới. Khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản thanh toán mở tại VietinBank, Như lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản để chuyển tiền của khách hàng đi trả nợ vay cá nhân. Đến tháng 9.2011, Như đã chiếm đoạt 3.986 tỉ đồng, trong đó của Navibank 200 tỉ đồng.
|
Sau đó, Luật báo cáo kết quả thỏa thuận và lãnh đạo Navibank thống nhất chọn một số nhân viên đứng tên gửi tiền vào VietinBank để lấy lãi suất cao dưới hình thức: nhân viên Navibank đứng tên vay tiền của Navibank, HĐTD Hội sở Navibank phê duyệt cấp tín dụng, thực hiện giải ngân để các nhân viên Navibank đem số tiền vay được gửi vào VietinBank Nhà Bè. Từ 19.11.2010 - 27.5.2011, 14 nhân viên của Navibank đã đứng tên ký 47 hợp đồng tiền gửi vào VietinBank Nhà Bè tổng số hơn 1.543 tỉ đồng; tiền lãi gần 76 tỉ đồng, trong đó phần lãi 14%/năm theo hợp đồng hơn 51,3 tỉ đồng, phần lãi ngoài gần 15 tỉ đồng được Như chuyển trả Navibank ngay khi tiền của Navibank chuyển vào tài khoản cá nhân của 14 nhân viên mở tại VietinBank Nhà Bè. Sau đó, Như lập các chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản rút tiền Navibank gửi ra sử dụng cá nhân. Với những hợp đồng đến hạn thanh toán, Như dùng chính nguồn tiền gửi của nhân viên Navibank chưa đến hạn tất toán và tiền khác chiếm đoạt được chuyển lại các tài khoản tất toán nhằm tránh bị phát hiện…
Tính đến ngày 7.9.2011, Navibank còn bị Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng. Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án Huyền Như và đồng phạm, để che giấu số tiền bị Như chiếm đoạt, Lê Quang Trí cùng đồng phạm thống nhất phương án ký khống hợp đồng mua bán ngoại tệ, hợp đồng nhận chuyển nhượng 6 hợp đồng tiền gửi của 4 nhân viên Navibank tại VietinBank chi nhánh TP.HCM; ký biên bản giao nhận tiền giữa Công ty Bắc Hà và 4 nhân viên Navibank với nội dung tạm ứng cho Công ty Bắc Hà 200 tỉ đồng để mua ngoại tệ; nhờ Công ty Bắc Hà ký giấy giao tiền cho 4 nhân viên Navibank, nhờ 4 nhân viên này ký giấy nộp tiền vào Navibank nhằm hợp thức hóa chứng từ, hạch toán khống, tất toán khống khoản vay 200 tỉ đồng của 4 nhân viên tại Navibank...
Bình luận (0)