Dịch Covid-19 diễn biến khó lường

08/05/2021 07:00 GMT+7

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, trong đó có sự lây lan nhanh ở một số ổ dịch, khiến áp lực đối với ngành y tế càng trở nên nặng nề.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chiều 7.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) và lãnh đạo các ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch.

[VIDEO] Sáng 8.5: Thêm 15 ca Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng

Dịch Covid-19 diễn biến khó lường

Ổ dịch Bệnh viện K bùng phát khiến tình hình dịch khó tiên lượng hơn

Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Do lơ là, chủ quan

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, liên tục, làm hết sức mình, “ngày đêm sớm tối”, bám sát diễn biến dịch để năng động, sáng tạo đưa ra những chỉ đạo phù hợp, hiệu quả từ những ngày đầu dịch xuất hiện của BCĐ.
Thông tin từ BCĐ cho hay, tới hết ngày 7.5, VN ghi nhận thêm 47 BN mới, trong đó có 41 ca lây nhiễm trong nước.
Cụ thể, sáng 7.5, Bộ Y tế công bố 1 ca Covid-19 mắc mới tại Thanh Hóa, là F1 của chuyên gia Trung Quốc (nhập cảnh cách ly tại tỉnh Yên Bái). Tối cùng ngày, Bộ Y tế công bố thêm 46 ca mắc mới. Trong đó, có 6 ca nhập cảnh tại các địa phương TP.HCM (2), Đà Nẵng (2), Quảng Trị (1), Bình Thuận (1); và 40 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nội (24), Hải Dương (1), Điện Biên (1), Hà Nam (1), Nghệ An (1), Hưng Yên (4), Nam Định (1), Đà Nẵng (5), Phú Thọ (1), Vĩnh Phúc (1).
Tuy nhiên, liên quan các ca bệnh ghi nhận trong nước trong những ngày gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản do sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác của nhiều địa phương, các cấp chính quyền, cấp ủy tổ chức Đảng, nhân dân, cộng với ngày nghỉ lễ kéo dài, dịch bệnh diễn biến nhanh, khó lường.
Nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm, Thủ tướng yêu cầu: “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình, vì sức khỏe cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tình hình, cấp tỉnh kiểm tra, giám sát cấp huyện; cấp huyện kiểm tra giám sát cấp xã; cấp xã kiểm tra, giám sát cấp thôn; cấp thôn kiểm tra, giám sát từng người theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cuộc họp trực tuyến chiều 7.5

Ảnh: TTXVN

Nếu giãn cách, phải tránh tác động bất lợi về kinh tế

Rút kinh nghiệm từ đợt phòng, chống dịch tại Hải Dương (1.2021), Thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo phân cấp phải đảm bảo phạm vi áp dụng gọn, hẹp nhất có thể, tránh tối đa các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. Các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo thẩm quyền được giao. Nếu cách ly các vùng giáp ranh các tỉnh, thành phố khác phải có sự bàn bạc, thống nhất, trường hợp cách ly toàn tỉnh phải báo cáo BCĐ, chấp hành nghiêm, chấp hành đúng quy định.
 

Quảng Ninh tái lập chốt kiểm soát Covid-19 liên tỉnh

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa BCĐ và lãnh đạo các ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch vào chiều 7.5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý tầm quan trọng của việc xét nghiệm, yêu cầu 3 địa phương chưa có phòng xét nghiệm RT-PCR là Bến Tre, Tuyên Quang, Lai Châu phải làm ngay, yêu cầu trong 1 tuần phải hoàn thành; 11 tỉnh có phòng xét nghiệm rồi nhưng chưa đủ năng lực xét nghiệm khẳng định thì phải đi tập huấn ngay để đủ năng lực xét nghiệm khẳng định.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với 2 vai, một là Trưởng ban BCĐ, ông sẽ quy trách nhiệm cá nhân về chống dịch cho trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, có thể là phó chủ tịch, có thể là bí thư; và là Phó thủ tướng được Thủ tướng ủy quyền, ông sẽ quy trách nhiệm cho tất cả chủ tịch tỉnh, thành.
“Mất lòng trước, được lòng sau”, Phó thủ tướng nói và lưu ý “dịch lần này lây chỉ mấy ngày 1 vòng thôi, toàn xã hội phải phấn đấu, phải có lòng tin là chúng ta tiếp tục chiến thắng”.
Thủ tướng khẳng định mục tiêu cao nhất lúc này là phải tập trung phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh để đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, bảo vệ sức khỏe cho người dân, cộng đồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; có các kịch bản nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sắp tới. Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị tổ chức kết thúc năm học 2020 - 2021 theo đúng luật, căn cứ vào tình hình cụ thể để vừa đảm bảo học sinh được kết thúc năm học tốt đẹp, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu công tác truyền thông phải thực hiện khách quan, tích cực, chia sẻ, tạo hiệu ứng tốt, sức lan tỏa để cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc, chung sức chung lòng phòng, chống dịch.
Dịch Covid-19 diễn biến khó lường

Lấy mẫu bệnh phẩm người dân thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi để xét nghiệm Covid-19

Ảnh: CTV

Dịch ở mức “khó kiểm soát”

Cũng vào chiều 7.5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư - thành trì miền Bắc của cuộc chiến chống Covid-19 suốt từ khi dịch bùng phát đến nay, đã không còn khả năng nhận bệnh nhân (BN) nữa.
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhấn mạnh trong 10 ngày tới, BV chưa thể giãn tải. “Ngay chiều nay, các BV trên địa bàn báo cáo với Sở Y tế về năng lực xét nghiệm và tiếp nhận BN; các trung tâm y tế báo cáo về năng lực lấy mẫu” bà Hà yêu cầu, và cho biết Hà Nội phải chuẩn bị cho kịch bản có 300 BN.
Kịch bản có 300 BN nghĩa là gì, nghĩa là đồng loạt cơ sở y tế phải nâng cao năng lực thu dung BN, nâng cao năng lực xét nghiệm với các con số cụ thể. Đã từng cảnh báo về việc phải có chuẩn bị kit test, sinh phẩm, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết tính trung bình, cứ mỗi 100 ca dương tính thì cần 5.000 chỗ cách ly F1 và 100.000 - 200.000 mẫu xét nghiệm phải làm. Lần trước Hà Nội ghi nhận 64 ca bệnh thì đã phải làm trên 90.000 xét nghiệm.
Dịch Covid-19 diễn biến khó lường
Cho nên, kịch bản 300 BN nghĩa là phải có chỗ cách ly cho 15.000 F1 và có năng lực xét nghiệm 300.000 - 600.000 mẫu. Trong khi đó, năng lực xét nghiệm của Hà Nội hiện khoảng 15.000 mẫu nếu làm mẫu gộp 5, nếu làm mẫu gộp 10 có thể tăng lên gấp đôi là 30.000, nhưng vẫn kém xa yêu cầu. Do đó, ông Hạnh cảnh báo các đơn vị là phải tăng gấp đôi, gấp 3 năng lực, tăng mua hóa chất và tăng công suất xét nghiệm.
Nhiệm vụ trước mắt với cơ quan y tế Hà Nội là rất nặng nề: lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 1.000 trường hợp tại H.Thường Tín (ổ dịch với 10 BN xuất hiện chỉ trong 1 ngày); có thể xét nghiệm toàn bộ người ra vào Khoa Gan, tụy, mật (BV K) từ 27.4 đến nay; rà soát, lấy mẫu xét nghiệm khu vực ngoài BV K để đánh giá lây nhiễm cộng đồng… “Số mẫu là rất lớn, nhưng nếu cần, chúng ta vẫn phải làm”, ông Hạnh nói. Với những người ra vào BV K từ 16.4 đến nay, cơ quan y tế yêu cầu cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe.
Chiều 7.5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có ý kiến chỉ đạo về chống dịch trên địa bàn, khẳng định “dịch bệnh tại Hà Nội đang có nguy cơ bùng phát rất lớn”, bởi các ca mắc ngoài cộng đồng và đặc biệt là hai chùm ca bệnh tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư và BV K có diễn biến phức tạp. Chưa kể đến, nhiều ca mắc của các địa phương khác cũng có liên quan đến Hà Nội, với lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người; trong khi, tình hình người nước ngoài nhập cảnh trái phép gia tăng trong thời gian vừa qua.

Ổ dịch Covid-19 BV Bệnh nhiệt đới Trung ương lây lan với tốc độ chóng mặt

Bộ Y tế kêu gọi người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.