Suốt trong thế kỷ 20 và cho đến nay, trên thế giới đã và vẫn còn nhiều kiểu CNXH rất khác nhau, kể cả giả danh, giả mạo, lừa mị và xấu độc. Hiểu và diễn đạt cho đúng về CNXH và con đường đi đến đó là công việc quan trọng hàng đầu của tuyên giáo.
XHCN phải là một xã hội tốt đẹp
Thế giới ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây; đang thay đổi rất nhanh và sẽ còn tiếp tục thay đổi nhiều nữa. Do vậy, Đảng phải khác trước, phải tự thay đổi mình, phải chủ động và tích cực đổi mới tư duy của mình nếu không muốn lạc hậu, lỗi thời. Kiên định trước tiên là kiên định tính chất vì “nhân dân quên mình”.
Tạo môi trường chính trị, tư tưởng thuận lợi cho Đại hội XIII của ĐảngSáng 1.8, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1.8.1930 - 1.8.2020). Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, khẳng định 90 năm qua công tác tuyên giáo trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Ông Võ Văn Thưởng khẳng định, thời gian qua ngành tuyên giáo đã tập trung hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng, với chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt; một số mặt đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên trước yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, công tác tuyên giáo và ngành tuyên giáo còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là trong việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục và truyền bá lý luận; định hướng thông tin, tuyên truyền trên báo chí, truyền thông, internet và mạng xã hội; nắm tình hình tư tưởng chính trị trong Đảng và nhân dân, dự báo và phát hiện kịp thời các vấn đề mới; chỉ đạo, định hướng hoạt động văn hóa - văn nghệ; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ bộ máy, tổ chức, cán bộ tuyên giáo các cấp...
Ông Võ Văn Thưởng yêu cầu toàn ngành tuyên giáo cần chủ động, tích cực hơn nữa trong tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy Đảng các giải pháp về công tác tuyên giáo; làm cho công tác tuyên giáo gắn chặt và bám chắc với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kịp thời giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội; lan tỏa và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến; bồi dưỡng niềm tin của nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng; khơi dậy khát vọng dân tộc; khích lệ các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. “Trước mắt phải tập trung tạo ra môi trường chính trị, tư tưởng thuận lợi, góp phần tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, ông Thưởng khẳng định.
Lê Hiệp
|
CNXH phải thể hiện ở bản chất chứ không phải nặng khẩu hiệu và tên gọi. CNXH như thế nào đó thì đáng ủng hộ, và như thế nào khác thì không đáng ủng hộ. Lâu nay ta hiểu cũng không nhất quán, dù đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưng cho đến nay vẫn còn không ít mơ hồ, chưa rõ về CNXH. Ta nêu mục tiêu XHCN nhưng lại chưa rõ về nó và chính điều ấy đã làm mất lòng tin, chập choạng trong từng bước đi.
Tại Việt Nam trong thời kỳ đầu của cách mạng cũng có nói đến mục tiêu XHCN, nhưng là mới nói thoáng qua, không rõ như mục tiêu dân tộc và dân chủ, nhưng trong nhân dân ngày ấy (và sau này) đã hiểu khái quát rằng đó là một xã hội tốt đẹp. Như vậy, cái XHCN mà nhân dân ta ủng hộ ngày ấy tức là một xã hội tốt đẹp, phải tốt đẹp. Và theo nghĩa đó, khi nào đạt được sự tốt đẹp thì mới là XHCN, còn xây dựng CNXH là phải tạo ra cái tốt đẹp. Trước đây đã có một thời kỳ ta hiểu kinh tế kế hoạch hóa tập trung là CNXH, ai nói đến kinh tế thị trường bị coi là xét lại và sai lầm chệch hướng, sau đó ta đã đổi lại tư duy, coi kinh tế thị trường mới có thể tiến lên và đó là cuộc cải cách và đổi mới cho đến ngày nay. Kinh tế thị trường là vấn đề khách quan và nền kinh tế nào rồi cũng phải có vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước chứ không phải thị trường tự do hoàn toàn như các trường phái nào đó ở phương Tây thường nhấn mạnh.
Phát triển phải là mục tiêu quan trọng nhất
Không có mục tiêu nào có thể quan trọng hơn mục tiêu phát triển. Trước đây nước ta nhiều lần bị xâm lăng, nhiều nhất là từ phương Bắc, nguyên nhân chủ yếu không phải do ta thiếu anh hùng mà là do ta không phát triển, bị lạc hậu so với thiên hạ. Mất nước rồi thì người VN bằng sự anh hùng đã chiến đấu lấy lại nước. Lấy lại được nước rồi, nhưng lại tiếp tục không phát triển được, nguyên nhân mất nước vẫn chưa được giải quyết, và lại mất nước lần nữa. Cứ thế, lịch sử đã lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Cho nên, muốn giữ được nước nhất định phải phát triển. Ngày nay thế giới đã khác xưa, nếu lạc hậu thì sẽ mất độc lập dân tộc, cũng là mất nước, có thể bằng một cách khác, không hẳn là phải có sự thắng thua của một cuộc chiến tranh như ngày xưa, mà có khi chỉ bằng con đường hòa bình, không tốn súng đạn, không cần đổ máu, mà chỉ bằng cạnh tranh kinh tế. Lệ thuộc kinh tế rồi dần dần lệ thuộc chính trị, bởi chính trị là sự tập trung của kinh tế.
Đối với mục tiêu phát triển thì quan trọng nhất là sự phát triển của con người. Các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, ngoại giao... đều do con người thực hiện, là sản phẩm của con người. Khi con người phát triển thì mọi thứ sẽ phát triển theo. Khi con người chậm phát triển thì mọi thứ cũng sẽ tụt hậu. Tất nhiên sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển của con người, nhưng đó là mặt thứ 2 của mối quan hệ con người và công việc.
Cần làm gì để cho con người phát triển? Giáo dục, văn hóa, khoa học là loại hoạt động thúc đẩy trực tiếp sự phát triển của con người. Tất nhiên đó là nền giáo dục mở, khai sáng, chứ không phải bảo thủ hay nhồi sọ; là văn hóa nhân bản và phát triển, chứ không phải cổ hủ; khoa học xã hội và nhân văn về con người; khoa học chính trị về tự do, dân chủ và nhà nước pháp quyền… Sự tự do ấy đem lại sự độc lập và phát triển của tư duy - phần quan trọng nhất trong sự phát triển của con người, đồng thời từ đó mà xây dựng tính trung thực, lòng nhân ái và sự cầu thị - những đức tính quý giá nhất trong hệ giá trị về nhân cách.
Lãnh đạo bằng các giá trị văn hóa
Khi chưa có chính quyền, Đảng lãnh đạo bằng các giá trị văn hóa. Đề ra mục tiêu cách mạng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và truyền thống văn hóa của dân tộc, thuyết phục bằng lẽ phải và đạo lý, nêu gương bằng nhân cách và sự hy sinh. Với phương thức lãnh đạo như vậy, Đảng đã tập hợp được cả dân tộc đứng lên giành độc lập và liền sau đó là các cuộc chiến tranh vệ quốc gian lao và ác liệt. Vậy là Đảng đã trở thành một đảng lãnh đạo dân tộc bằng các giá trị văn hóa và phương thức thuyết phục, chứ không phải bằng mệnh lệnh và quyền lực hành chính. Cần phải đổi mới căn bản phương thức lãnh đạo theo hướng phát huy kinh nghiệm của ngày xưa, lãnh đạo bằng thuyết phục, bằng các giá trị văn hóa là chính, và chăm lo xây dựng nhà nước thật sự của dân, để nhà nước ấy sử dụng pháp luật mà quản lý đất nước.
Phương châm “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân làm chủ” xét về mặt từ ngữ thì không có gì sai, nhưng lãnh đạo như thế nào, quản lý như thế nào và làm chủ như thế nào thì còn nhiều vấn đề chưa rõ, phải bàn tiếp. Ta yêu cầu cán bộ phải học Hồ Chí Minh là đúng, nhưng cách làm nào cho hiệu quả, không lan man và hình thức thì cần phải tiếp tục suy nghĩ. Tư tưởng Hồ Chí Minh tựu trung lại một điểm quan trọng nhất là “Dân là gốc”. Trước Hồ Chí Minh, từ thời nhà Trần, nhà Lê đã có tư tưởng “Dân vi bản”. Cũng dân là gốc nhưng khác nhau cơ bản ở chỗ đó là thần dân, dân của trẫm, còn chỉ có vua mới là chủ. Tư tưởng Hồ Chí Minh coi dân là người chủ, làm chủ, nắm mọi quyền lực.
Đạo đức Hồ Chí Minh là vì dân. Người nói: “Tôi hiến dâng đời tôi cho dân tộc tôi” và suốt đời Người đã phấn đấu để làm như vậy. Phong cách Hồ Chí Minh là trọng dân. Người bảo phải kính trọng và lễ phép với nhân dân (chứ không phải cai trị, ức hiếp hay quan liêu hách dịch). Vậy học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tựu trung lại là sống với dân. Một chữ DÂN viết hoa và in đậm. Học tập Hồ Chí Minh không nên theo kiểu một phong trào chính trị rộng lớn và mạnh mẽ, mà phải là một loại hoạt động văn hóa chiều sâu. Không cần phải nói nhiều dễ gây nhàm chán, mà phải chuyển tải và làm lan tỏa các giá trị gây xúc động lòng người, còn chủ yếu là làm - bằng hành động thực tế.
Nhân cách quan trọng nhất của người cán bộ là tính trung thực. Không có trung thực thì không có trung thành và dễ chuyển thành kẻ cơ hội. Có trung thực sẽ có tự trọng. Có tự trọng sẽ ít tham nhũng và suy thoái.
Bình luận (0)