Cầu Rạch Miễu liên tục thất thủ
|
Song song đó, tình trạng kẹt xe trên QL 1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang, xảy ra kéo dài trong các dịp lễ, tết nên lượng phương tiện từ QL 60 hướng ra ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) đổ về càng nhiều, khiến tình trạng ùn ứ thêm nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, kẹt xe kéo dài hơn 10 km trên QL 60, từ khu vực ngã ba Trung Lương đến TP.Bến Tre.
Mặc dù lực lượng chức năng 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre luôn chuẩn bị sẵn các kế hoạch phối hợp điều tiết giao thông như “trưng dụng” cầu, cho giao thông 1 chiều; hạn chế tối đa các phương tiện di chuyển vào QL 60 tại các chốt ngã ba, ngã tư… Tuy nhiên, việc giải quyết ùn tắc, kẹt xe khu vực cầu Rạch Miễu vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Chính vì vậy, hiện tượng “kẹt nghẹt thở” tại khu vực cầu Rạch Miễu đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”.
'Kẹt xe mang lại trù phú!'
Trả lời về giải pháp trong thời gian tới về vấn đề kẹt xe tại khu vực cầu Rạch Miễu trong buổi họp mặt báo chí đầu Xuân 2019 (được tổ chức vào ngày 22.2), ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho rằng nếu xây dựng được cầu Rạch Miễu 2 sẽ căn bản giải quyết được tình hình.
Ông Trọng cũng cho rằng tình trạng kẹt xe ở cầu Rạch Miễu sẽ nghiêm trọng hơn khi cầu Đại Ngãi (nối Sóc Trăng với Trà Vinh) đi vào hoạt động.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết sau khi cầu Rạch Miễu được khánh thành (năm 2009) đã phá thế biệt lập từ bao đời nay của gần 1,3 triệu dân xứ sở “3 đảo Dừa xanh”. Ngay sau đó, tỉnh Bến Tre đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước; giao thông vận tải phát triển đã kéo theo hàng loạt các lĩnh vực kinh tế như thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển.tin liên quan
Nhọc nhằn đường về thành phố
Sau 10 năm cầu Rạch Miễu đi vào hoạt động, thu ngân sách tỉnh đã tăng đều đặn ấn tượng qua từng năm. Cụ thể, năm 2009, tỉnh thu ngân sách 300 tỉ đồng, nhưng đến năm 2018 đã thu đến hơn 3.700 tỉ đồng. Và sau khi khai thác cầu Rạch Miễu có hiệu quả, các cầu khác trên tuyến QL 60 đã được đầu tư như cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên, cầu Đại Ngãi.
Ngoài ra, cầu Rạch Miễu còn góp phần hình thành trục giao thông ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, giúp rút ngắn được khoảng cách di chuyển hơn 70 km từ các tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long đi TP.HCM so với di chuyển trên tuyến QL 1.
Bình luận (0)