|
Các hạng mục còn lại gồm: Vận hành hệ thống SCADA, camera, GIS, hệ thống tưới, phun nước nghệ thuật, âm thanh nhạc nước, âm thanh công cộng, đèn chiếu cây, đèn âm sàn, trụ ngân xe, dịch vụ viễn thông, máy bơm nước thải, điều hòa, vật tư khác và phối hợp với lực lượng an ninh là 12,6 tỉ đồng.
Kinh phí vận hành nói trên từ ngân sách thành phố và dự toán kinh phí không bao gồm các công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
Ngoài ra, báo cáo cũng nêu những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý, duy trì đường Nguyễn Huệ là giữ gìn vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự; chưa có bãi gửi xe dành cho người dân đến vui chơi, giải trí; khó kiểm soát việc mua bán, biểu diễn…
Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến có thông báo giao Sở Xây dựng giao Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng) tiếp quản Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ đường Nguyễn Huệ thay vì trực thuộc UBND Q.1 như hiện nay để quản lý hiệu quả.
Tối 31.10, sau một thời gian thi công, đài phun nước nghệ thuật trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chính thức "ra mắt" khiến nhiều người dân, du khách thích thú chụp hình lưu niệm khi đến đây tham quan.
Đài phun nước nghệ thuật trên phố đi bộ Nguyễn Huệ tại giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (Q.1) thuộc giai đoạn 1 của kế hoạch chỉnh trang khu vực trung tâm TP.HCM. Vị trí điểm giao giữa trục Lê Lợi và Nguyễn Huệ còn nằm ngay phía trước không gian của Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, là không gian có ý nghĩa chính trị quan trọng của thành phố. Giai đoạn 2 sẽ hoàn chỉnh thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan của toàn bộ trục đường Lê Lợi, hướng tới việc nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế không gian cảnh quan đảm bảo việc kết nối định hình toàn bộ không gian công cộng, trong đó có phố đi bộ Nguyễn Huệ kết hợp với không gian ngầm, thương mại dịch vụ theo định hướng quy hoạch được duyệt. |
Bình luận (0)