Mở rộng nguồn mua vắc xin Covid-19

05/06/2021 06:14 GMT+7

Bộ Y tế đang tiếp tục phê duyệt và làm việc với các nhà cung cấp vắc xin ngừa Covid-19 để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã có cam kết được cung cấp 150 - 170 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay. Trong đó, 30 triệu liều từ AstraZeneca (Anh), 31 triệu liều của Pfizer/BioNTech, 5 triệu liều từ Moderna (Mỹ), 20 triệu liều Sputnik V (Nga) và 38,9 triệu liều từ Covax Facility... Trong số được cam kết, đến ngày 4.6, gần 2,899 triệu liều vắc xin (đều của AstraZeneca sản xuất) về đến Việt Nam từ nguồn nhập khẩu và do COVAX Facility cung cấp.

Việt Nam tiếp cận gần 125 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 trong năm 2021

Đàm phán mua vắc xin của Johnson & Johnson

Sáng 4.6, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc trực tuyến với đại diện Hãng Johnson & Johnson (Mỹ) trao đổi về vấn đề nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, cùng với đàm phán về cung ứng vắc xin của Johnson & Johnson cho Việt Nam, lãnh đạo Bộ Y tế cũng mong muốn được hợp tác với Johnson & Johnson về gia công và chuyển giao công nghệ để thiết lập nhà máy sản xuất vắc xin tại Việt Nam. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam là một trong hơn 40 quốc gia có thể sản xuất được vắc xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân.
Văn phòng Chính phủ hôm qua (4.6) phát đi thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành đối với các kiến nghị của cộng đồng DN, theo báo cáo trước đó của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).
Trong đó, Phó thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban IV về tiêm phòng Covid-19 cho các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam. Theo kiến nghị của Ban IV, Chính phủ cân nhắc xem xét ngoài 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí trong năm 2021 theo Nghị quyết 21 thì cần ưu tiên tiêm vắc xin cho cả các chuyên gia người nước ngoài đang phụ trách hoạt động kinh doanh của DN và các nước tại Việt Nam. Bởi đây là nhóm đối tượng đặc thù, phải di chuyển nhiều, có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng do đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nên không thể tiêm phòng vắc xin theo chương trình của các quốc gia mà họ là công dân.     
Chí Hiếu
Về cung ứng vắc xin, đại diện Johnson & Johnson cho biết hãng đã tham gia cơ chế COVAX Facility với cam kết cung ứng 200 triệu liều từ nay đến cuối năm 2021. Sau cuộc làm việc với Bộ Y tế, Johnson & Johnson sẽ nỗ lực triển khai tất cả giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình cung ứng vắc xin của Johnson & Johnson qua cơ chế COVAX, để Việt Nam sẽ có vắc xin của Johnson & Johnson sớm nhất. Theo đại diện của Johnson & Johnson, hãng sẽ nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.

Từ tháng 7, mỗi tháng Việt Nam sẽ có 5 triệu liều vắc xin Covid-19 của Nga

Phê duyệt vắc xin của Trung Quốc

Trước đó, ngày 3.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký Quyết định số 2763/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin Vero Cell của Trung Quốc (TQ) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Vắc xin Covid-19 Vero Cell, Inactivated do Beijing Institute of Biological Products Co.Ltd. (TQ) sản xuất. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (thuộc Bộ Y tế) là đơn vị đề nghị phê duyệt vắc xin này. Việc phê duyệt vắc xin phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có kèm theo 9 điều kiện.
Trước phê duyệt vắc xin của TQ, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca và Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Đảm bảo nguyên tắc công bằng

Cùng ngày 4.6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) tham gia đóng góp ý kiến và ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19.

Quỹ vắc xin phòng Covid-19 tiếp nhận hơn 265 tỉ đồng

Theo số liệu cập nhật của Ban Quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19, lũy kế đến 16 giờ ngày 4.6, Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận tiền ủng hộ, đóng góp từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hơn 264,85 tỉ đồng, 8.720 USD và 2.731 EUR. Chỉ qua 1 ngày, số tiền ủng hộ, đóng góp tăng hơn 160,942 tỉ đồng, 5.391 USD và 752 EUR. Dự kiến Quỹ vắc xin phòng Covid-19 sẽ ra mắt vào 20 giờ 10 ngày 5.6. Theo Bộ Tài chính, nguồn kinh phí dự kiến mua và tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu người khoảng 25.200 tỉ đồng (mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỉ đồng).
T.Xuân
Phó thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ hoan nghênh tất cả DN, người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vắc xin sớm nhất.
Theo Phó thủ tướng, trong lúc vắc xin đang khan hiếm, tâm lý chung của từng người, từng DN, ngành nghề... đều muốn được tiêm trước, nhưng “không thể vì DN đóng góp, ủng hộ kinh phí mua vắc xin mà lấy đi cơ hội của những người chịu rủi ro nhiều hơn, cần được ưu tiên tiêm trước”, mà sẽ phải thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ và nguyên tắc tiếp cận công bằng vắc xin của LHQ.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế sớm cập nhật thêm nhóm đối tượng rủi ro cao là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín... vào diện khai báo y tế bắt buộc, cập nhật tình trạng sức khỏe để đánh giá sàng lọc ban đầu, chuẩn bị cho công tác tiêm vắc xin.

Phê duyệt vắc xin Covid-19 của Trung Quốc cho chống dịch cấp bách tại Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.