Mùa hoa ban Tây Bắc

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
20/02/2020 09:50 GMT+7

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, nở rộ vào mùa Xuân sau Tết âm lịch ở khắp các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái...

Hoa ban (hay còn gọi là ban Tây Bắc, ban sọc, móng bò sọc) là 1 loài thực vật có hoa trong họ Đậu, nguồn gốc ở miền đông nam châu Á (từ miền nam Trung Quốc kéo dài về phía tây tới Ấn Độ).

Hoa ban nở dọc đường từ Điện Biên đi Lai Châu

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cây hoa ban thuộc loại bụi lớn hoặc gỗ nhỏ, có thể cao tới 10 - 12 m. Tán cây dạng phân tán, thân cây dạng hợp trục. Cành non hơi có lông.
Lá của cây hoa ban là lá kép liền thân mọc cách. Kích thước phiến lá của cây hoa ban dài khoảng 10 - 20 cm và rộng bản, tròn và lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông.

Cây hoa ban được trồng dọc các con đường ở các thành phố, thị xã, thị trấn của Tây Bắc

Ảnh: Mai Thanh Hải

Lá và hoa ban

Ảnh: Mai Thanh Hải

Hoa thường mọc ra từ nách lá còn non với 5 cánh có màu, thường là màu trắng có sọc hồng nhạt, tím hoặc là màu phớt tím có sọc tím đậm hơn, hồng nhạt có sọc đậm hơn. Đường kính hoa khoảng từ 8 - 12 cm.
Mùa hoa ban vào tháng 3, 4. Quả là loại quả đậu dài 15 - 30 cm, bên trong chứa vài hạt.
Cây hàng năm rụng lá vào mùa khô. Thường phân bổ ở rừng bán rụng lá, savan hoặc ven rừng, ven làng bản.

Hao ban 5 cánh trắng phớt tím

Ảnh: Mai Thanh Hải

Khí hậu thích hợp là nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới. Hoa ban mọc tự nhiên hoặc được trồng khắp miền Nam Trung Quốc, Việt Nam (phân bổ tự nhiên chỉ có ở Tây Bắc), Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Ấn Độ.

Hoa ban ở khu Đồi Cao, thị xã Mường Lay (Điện Biên). Phía xa là cầu Hang Tôm nổi tiếng

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ở Việt Nam, hoa ban là loài cây hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc. Hoa ban đi vào đời sống văn hóa - tâm linh của nhân dân Tây Bắc (nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái). Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về. 

Lá, hoa, chồi, nụ và quả của cây hoa ban

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ở Sơn La, cứ xuân sang, khi hoa ban nở trắng trên các sườn núi, thì nam nữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi, hái hoa mừng xuân. Đây cũng là dịp nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi kèn, múa xoè, trao và đón nhận tình yêu.

Sắc hoa ban nổi bật giữa núi rừng

Ảnh: Mai Thanh Hải

Người Thái ở huyện Mộc Châu lại có thủ tục mở hội Xên bản, xên mường. Hội mở vào dịp hoa ban nở, nên còn có tên là hội Hoa ban. Hội tổ chức định kỳ hằng năm, nhưng quy mô to hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào thời tiết có liên quan đến sự được, mất của mùa màng năm đó.

Hoa ban ở lưng chừng mây trắng

Ảnh: Mai Thanh Hải

Vào khoảng tháng giêng, người Thái rất chú trọng đến tiếng sấm đầu năm. Theo quan niệm lâu đời của đồng bào ở đây, tiếng sấm là dấu hiệu linh thiêng, là “lời phán quyết của vua trời” có liên quan đến cuộc sống của bản mường, của mùa màng năm đó. 
Hội Xên bản, xên mường mở vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Lúc này cũng là thời kỳ lúa chiêm gặp mưa xuân, xanh mơn mởn trên các cách đồng lúa nước.

Hoa ban nở tại huyện Than Uyên (Lai Châu)

Mai Thanh Hải

Hình ảnh hoa ban nở ở Tây Bắc, tháng 2.2020:

Hoa ban nhiều màu trắng nên người dân địa phương thường gọi là ban trắng

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nụ hoa ban chi chít thân gầy.

Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Hoa ban trĩu xuống ven đường quốc lộ

Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Những cây ban sống trên núi khô hạn là những cây cho hoa đẹp nhất

Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Hoa ban la đà trên mặt suối

Ảnh: Mai Thanh Hải

Những bông hoa hoang dại nhưng làm người ta mê mẩn

Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Đơm hoa từ thân cây

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đơm hoa từ thân cây

Ảnh: Mai Thanh Hải

Mùa hoa ban Tây Bắc cuốn hút rất nhiều người dưới xuôi lên chiêm ngưỡng.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.