[VIDEO] Vụ 10 người bị phơi nhiễm HIV vì bị đâm bằng vật nhọt ở khu vực cầu Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM
|
Nghi ngờ là phải điều trị dự phòng HIV
Theo TS - BS Hùng,
phơi nhiễm với HIV là tình trạng tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm HIV từ đó dẫn đến khả năng có thể bị nhiễm HIV. Nói dễ hiểu là khi có vết thương do vật sắc nhọn tạo ra, có nghi ngờ dính máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV, hoặc vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết người nhiễm HIV. Đó gọi là phơi nhiễm HIV và cần đến BV càng sớm càng tốt.
Trên thực tế có nhiều trường hợp không xác định được vật nhọn gây tai nạn có HIV hoặc máu, dịch tiết của người khác có HIV thì những trường hợp này vẫn được xem là có nguy cơ nhiễm HIV nên được tiến hành triều trị dự phòng HIV.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, dự phòng lây nhiễm HIV có 2 phác đồ, phác đồ bậc 1 và phác đồ bậc 2. Phát đồ bậc 1 bao gồm 2 loại thuốc và bậc 2 cũng 3 loại thuốc. Nhưng là phác đồ bậc 2 là phác đồ mới, giá thành cao hơn phác đồ bậc 1.
Về quy trình điều trị dự phòng lây nhiễm HIV, đầu tiên, khi bác sĩ xác định khả năng người bị nạn lây nhiễm HIV thì sẽ tư vấn nguy cơ lây truyền nếu không được dự phòng và hiệu quả của điều trị dự phòng, tác dụng phụ của thuốc uống nếu có, chi phí điều trị.
Quy trình điều trị dự phòng ra sao?
|
|
"Qua hơn 10 năm điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV. Từ đầu năm 2019 đến nay BV đã tiếp nhận điều trị cho 1.000 người dự phòng lây nhiễm HIV. Hiện nay điều trị phơi nhiễm HIV được bảo hiểm y tế chi trả."
TS - BS Lê Mạnh Hùng
|
|
|
Nhưng trước khi điều trị thì tiến hành làm xét nghiệm, gồm: Công thức máu, chức năng gan và xác định nạnn nhân có nhiễm HIV trước khi bị tai nạn hay không? Khi xác định máu bình thường, nạn nhân không bị nhiễm HIV trước đó thì sẽ tiến hành điều trị dự phòng HIV.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong hoàn cảnh khẩn cấp thì khó có kết quả
xét nghiệm máu tức thì, cũng có thể do thủ tục người bệnh chưa đầy đủ, như vậy bệnh viện sẽ xử trí ban đầu là cho nạn nhân 3 ngày dùng thuốc.
Sau 3 ngày thì người bệnh đến bệnh viện để được thông báo kết quả cũng như thăm hỏi về tác dụng của thuốc, tâm lý ra sao để bác sĩ hỗ trợ cho nạn nhân. Nếu mọi việc thuận lợi thì bác sĩ sẽ kê toa cho nạn nhân dùng thuốc tiếp 25 ngày cho đủ liệu trình 28 ngày.
Nạn nhân sẽ được hẹn tái khám để đánh giá tác dụng của thuốc, tuân thủ điều trị… vào 2 tháng sau (tức sau 3 tháng bị phơi nhiễm) để xét nghiệm kiểm tra lại HIV. Như vậy, sau 3 tháng kiểm tra lại nếu xét nghiệm không phát hiện người bị nạn nhiễm HIV thì có thể kết luận không bị nhiễm HIV.
TS - BS Hùng lưu ý, Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, riêng thuốc dự phòng lây nhiễm HIV thì tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng , một số trường hợp gây thiếu máu nặng.
Tuy nhiên, người bị nạn khi gặp những tác dụng phụ này và khó chịu trong quá trình sử dụng thuốc thì nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và cho thuốc giảm phản ứng phụ, xử lý khác hoặc đổi cách điều trị.
Những cách xử trí khi bị phơi nhiễm HIV
- Phơi nhiễm HIV do tổn thương da chảy máu: xối ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút.
- Phơi nhiễm qua miệng, mũi: rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0.9%; xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần.
Khi xảy ra sự cố phơi nhiễm, cần xử lý kịp thời tại vết thương và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt. Nếu dùng thuốc trễ (sau 72 giờ đầu) thì không có hiệu quả. Người bị phơi nhiễm cần làm các xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
|
Bình luận (0)