Vận chuyển hàng hóa an toàn, không ngăn sông cấm chợ với Hải Dương

Liên Châu
Liên Châu
22/02/2021 06:39 GMT+7

Sáng nay, 22.2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo không ghi nhận ca mắc Covid -19 mới. Bộ Y tế đã có hướng dẫn vận chuyển hàng hóa an toàn khi có dịch.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19  (Ban Chỉ đạo), đến sang nay, trong số ca 2.383 mắc Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam từ đầu dịch, có 1.717 ca đã được điều trị khỏi; 1.484 ca mắc do lây nhiễm trong nước.

Nông dân “buồn muốn khóc” nhìn hàng triệu con gà đồi Chí Linh ế ẩm vì Covid-19

Từ ngày 27.1 (thời điểm ghi nhận ca mắc tại TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương và sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đến nay, đã ghi nhận 791 trường hợp mắc do lây nhiễm trong nước tại 13 tỉnh, thành phố, gồm: Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Hà Nội, Gia Lai, Bình Dương, Bắc Ninh, Điện Biên, Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Phòng và Hà Giang.
Hiện, 120.827 người tiếp xúc gần ca bệnh và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe, phòng dịch Covid-19.

Lái xe phải tuân thủ an toàn chống dịch

Để duy trì thông thương hàng hóa từ nơi có dịch đồng thời vẫn đảm bảo an toàn chống Covid-19, đặc biệt với Hải Dương tại thời điểm này, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa gửi UBND các tỉnh, thành phố.

Người có liên quan những khu vực có ca nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây ở Hải Dương được lấy xét nghiệm

ẢNH H.D

Theo hướng dẫn, để đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi và an toàn phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Theo đó, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa phải ghi chép lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch (đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sát khuẩn tay thường xuyên, khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện vận chuyển hàng ngày...).
Tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 hai lần cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch (vào thời điểm trước khi đi và khi quay về). Chỉ đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố hoặc đơn vị được chỉ định chịu trách nhiệm xét nghiệm SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển.

Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Quảng Ninh khôi phục vận tải đường bộ nội tỉnh

UBND tỉnh, thành phố tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa; giám sát y tế đối với người điều khiển phương tiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
PGS - TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia của Ban Chỉ đạo, cho rằng cần phải nhận thức đúng để thông tin đúng đắn về tình hình dịch bệnh ở Hải Dương. Hiện nay, các địa phương đang có sự nhầm lẫn khái niệm ổ dịch và vùng dịch, từ đó dẫn tới “ngăn sông cấm chợ”. Do vậy, cần sớm quy định rõ về ổ dịch và vùng dịch, để các địa phương áp dụng thống nhất. Thông tin về dịch bệnh không được làm nhẹ đi, cũng không được thổi phồng lên, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, thậm chí là tạo ra tâm lý “kỳ thị với Hải Dương”.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn tỉnh là giải pháp phòng ngừa nâng cao một mức để ngăn chặn, bởi Hải Dương là đầu mối giao thông, liên quan đến nhiều địa phương. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tỉnh lân cận thực hiện “ngăn sông, cấm chợ”.

Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 21.2: Ngày vía Thần tài lạ lùng trong dịch Covid-19

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.