• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Thời trang trẻ em không dành cho trẻ em

29/05/2022 08:00 GMT+7

Từng có nhiều nhà mốt trình diễn thời trang trẻ em trên sân khấu runway chuyên nghiệp nhưng cách phục sức cho dàn mẫu nhí trong show diễn lấy cảm hứng từ cây trúc mới đây gây tranh cãi từ hàng ghế khán giả.

Có lẽ chỉ có trên sàn diễn, các bé trai 4 - 5 tuổi mới mặc quần da bó sát như các mẫu nam trưởng thành; các bé gái gắn móng tay nhọn, trên đầu gắn bím tóc giả, trang điểm mắt mèo sắc lẻm và mặc thiết kế "thu nhỏ" từ các mẫu trang phục dành cho người lớn.

BST có dàn người mẫu nổi tiếng như: Thanh Hằng, Khánh Vân, Andrea Aybar... trình diễn bên cạnh dàn mẫu nhí.

Nếu như việc in/ vẽ/ dán các biểu tượng trên cổ, ngực, bắp tay, đùi hay lưng của người mẫu trưởng thành gây thích thú vì sự sáng tạo mới lạ, thì khi chúng xuất hiện trên cơ thể của những cô bé, cậu bé model kid chưa học xong tiểu học khiến người xem vô cùng băn khoăn.

Chúng ta nỗ lực dạy trẻ em về vùng riêng tư trên cơ thể để các em tự bảo vệ bản thân, thì việc vẽ/ in các biểu tượng, chữ viết lên các phần cơ thể non nớt, quá gần với những điểm nhạy cảm của các con là điều không nên.

Phải có tình yêu rất lớn dành cho trẻ em, NTK mới dành công thiết kế ra những trang phục bé bé xinh xinh cho dàn mẫu nhí. Tuy nhiên nếu đã làm thời trang trẻ em, xin hãy dành cho các em nhỏ đang ở trong lứa tuổi ngây thơ những trang phục phù hợp thì sự xuất hiện của các em sẽ trở nên trọn vẹn.

Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng layout trang điểm, phục sức phụ kiện dành cho lứa tuổi thiếu nhi chứ không nên biến các em thành hình ảnh thu nhỏ của người mẫu trưởng thành.

Có thể suy đoán rằng nhà thiết kế còn trẻ nên sáng tạo của anh là hoàn toàn duy mỹ, và cũng là nhằm tạo ra sự đồng nhất cho toàn bộ BST, để cả màn trình diễn được mượt mà, đẹp mắt, gây hiệu ứng tốt…

Có thể góc nhìn của người viết chỉ tương đồng với những phụ huynh hay “cả nghĩ”, còn số đông thấy “không có vấn đề”, hoặc quan niệm “làm nghệ thuật phải vậy”.

Tuy thế vẫn cần sự lên tiếng, ít ra là từ phía phụ huynh của chính các bé model kid. Liệu trong số các cha mẹ cho con đi diễn hôm ấy, có ai cảm thấy hơi gượng gạo khi nhìn ngắm con em mình?

Khoảng 1 nửa số lượng thiết kế trong BST được trình diễn bởi mẫu nhí và còn lại là các người mẫu trưởng thành.

Hỗ trợ, đồng hành, tạo điều kiện để các bé có niềm yêu thích thời trang được xuất hiện trên sàn diễn chuyên nghiệp là việc không phải cha mẹ nào cũng làm được. Và, rõ ràng ai cũng sẽ cảm thấy vui và tự hào khi thấy các con sải bước đầy tự tin trên sàn runway.

Tuy nhiên khi hình ảnh của các con lan truyền viral trên mạng xã hội, biến thành “món ăn giải trí” cho công chúng thì người lớn cần nên cân nhắc kỹ lưỡng việc các con sẽ trông như thế nào trong con mắt số đông. Hãy trau chuốt, tỉ mỉ, dành sự chú tâm và đặt mình vào vị trí của các con nhiều lần hơn.

Liệu rằng 5 - 10 năm nữa khi xem lại ảnh lúc nhỏ làm model kid, các cô cậu thanh niên trưởng thành có còn cảm thấy tự hào hay chỉ ngượng ngùng, xấu hổ hoặc thậm chí cho đó là sai lầm?

Ảnh: BTC

Top
Top