• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Anh chồng bừa bộn

15/03/2016 03:50 GMT+7

Trước đây mỗi lần điện thoại reo tôi hay vội vàng, có khi phóng xuống giường để chụp ngay lấy, nhưng bây giờ tôi không làm vậy nữa. Bạn có biết tại sao không? Bởi vì tôi bị trượt chân khi giẫm phải đống quần áo mà ông xã đã vứt trước khi đi làm.

Bài: Thế Anh

 

Tôi là một người khá gọn dàng nếu không muốn nói là kỹ tính. Còn chồng tôi thì hoàn toàn ngược lại. Một cuộc nói chuyện nghiêm túc giữa 2 vợ chồng đã diễn ra nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này. Chắc các bạn sẽ rất tò mò về kết quả mà chúng tôi đạt được. Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nha.

 

Thống nhất ý tưởng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc để nhà cửa lộn xộn có thể phá vỡ nồng độ cortisol, hormone gây stress cho cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao khi bị căng thẳng người ta thường có phản ứng tâm lý vứt mọi thứ bừa bộn, và đồ đạc lộn xộn cũng là một lời nhắc nhở dai dẳng rằng còn nhiều việc bạn đang bận tâm vì chưa thể hoàn thành. Mặt khác, đối với nhiều người tình trạng đồ đạc quá tải còn cho thấy sự giữ gìn, tôn trọng kỷ niệm và thậm chí cả niềm tự hào.

 

why-washing-machine-turns-clothes-inside-out

  

Vì vậy, bước đầu tiên để hướng tới sự hòa hợp trong hôn nhân là hiểu được quan điểm của nhau. Theo Julie Morgenstern, chuyên gia tư vấn của tổ chức Fortune 500 ở New York, và là tác giả quyển Shed Your Stuff - Change Your Life, chúng ta nên tập trung vào tính cách một người chứ không phải là lỗi lầm của họ. Bạn không nên bình luận hay chỉ trích mà nên dành thời gian giải thích và cùng anh ấy dọn dẹp. Khi nói chuyện nên nhìn thẳng vào mắt anh ấy, điều này sẽ giúp thay đổi tình huống căng thẳng. Anh ấy chỉ nghĩ rằng việc mình làm không gây ảnh hưởng gì đến bạn.

  

Dọn dẹp tủ quần áo

Một trong những vấn đề tranh cãi nhất của chúng tôi chính là tủ quần áo của ông xã. Anh ấy nhồi đầy đồ đạc, thậm chí còn không thể đóng cửa. Tôi đã rất khó chịu về việc sắp dọn này suốt thời gian qua. Nhưng anh ấy dường như lại có cách suy nghĩ hoàn toàn ngược lại: “Đừng nhắc đến tủ quần áo của anh nữa. Anh biết em muốn anh dọn nó, bởi vì em đã nói với anh đến 15 lần rồi. Anh làm bây giờ đây”. Không ai trong chúng ta muốn bị kiểm soát. Nếu ông xã cảm thấy bạn thật sự quan tâm, anh ấy có nhiều khả năng sẽ tự giác dọn dẹp tủ quần áo đó.

 

o-WASHING-MACHINE-facebook

 

Tôi biết mình đôi khi cũng không khéo lên, nên giờ mỗi khi anh ấy làm những việc vặt như để đồ đạc gọn gàng, dọn thùng rác hay giúp tôi quét nhà, tôi đều dành cho anh lời khen chân thành. Các chuyên gia cho rằng lời dù là ai, bạn đều thích được nghe lời khen cho những việc tốt mà mình đã làm. Đó là sự khẳng định cái tôi cá nhân, thể hiện sự tử tế và tôn trọng bạn dành cho đối phương, và cuối cùng là một mảnh đất màu mỡ đến cả hai cùng thật sự thay đổi.

 

Dọn dẹp mớ lộn xộn

Việc rửa bát cũng là vấn đề thường hay tranh luận của chúng tôi. Tôi thích rửa bát ngay sau khi ăn còn anh ấy thích ngâm rồi khi nào rảnh mới đụng đến. Anh ấy viện cớ ngâm vậy sẽ giúp việc rửa bát dễ dàng hơn. Sau một thời gian dài tôi đã rút ra tuyệt chiêu cho mình chính là xác định khung thời gian cho công việc. Bởi vì nếu để thoải mái, anh ấy có thể trì trệ và có khi kéo dài đến tận sáng hôm sau. Cách tốt nhất là nhắc nhở nhẹ nhàng rằng đang có nhiều bát đĩa trong bồn rửa đấy! Ngày qua ngày, anh ấy sẽ dần tập thói quen giống như bạn.

 

using-sound-to-wash-clothes

 

Đối với việc dọn dẹp nhà cửa cũng vậy. Điều quan trọng là cả hai bạn phải hướng tới sự hòa dịu. Bạn có thể cho anh ấy lựa chọn một khu vực nhất định chẳng hạn chiếc tủ đầu giường, hoặc bàn làm việc, hay một ngăn tủ nào đó làm “căn cứ địa”. Anh ấy có thể để đồ đạc tự do trong đó, và phải tranh thủ dọn dẹp ngay khi bạn đã để mắt đến. Điều này sẽ giúp dập tắt thói quen để tất cả mọi thứ lung tung. Ngoài ra, nên chuẩn bị những thùng có nắp đậy để anh ấy đựng những vật dụng mà ít khi dùng đến.

  

Thay đổi thói quen giặt giũ

Việc giặt giũ cũng là một trong những vấn đề của chúng tôi. Ông xã tôi có sở thích chơi đá banh vào ngày thứ ba hằng tuần. Mọi chuyện không có gì để bàn nếu như anh ấy không vứt đống quần áo thể thao đầy mồ hôi vào sọt và để cuối tuần mới giặt. Tôi luôn bị ám ảnh bởi những bộ quần áo thể thao và vớ bốc mùi. Để giải quyết vấn đề này cũng không có gì phức tạp các bạn ạ. Yêu cầu anh ấy gom quần áo vào giặt vào thứ tư hằng tuần.

 

imrsphp

 

Điều kiện thỏa thuận

Những sự tiến bộ của anh ấy là vô cùng hứa hẹn, nhưng vẫn không tránh khỏi việc cãi nhau. Ông xã tôi có thói quen vứt chìa khóa lung tung và ít nhất mỗi vài tuần lại bị thất lạc một lần. Tôi đã nói với anh ấy không nên lơ đãng như vậy. Nhưng anh ấy bảo anh ấy có nhiều việc làm phân tâm, nào là cuộc họp vội sáng nay, kế hoạch đang hoàn thiện,...

Theo Charles Duhigg, tác giả quyến sách The Power of Habit, để thay đổi một thói quen, bạn phải tạo một thói quen mới. Chuyên gia gợi ý nên trang trí một chiếc kệ treo chìa khóa đẹp ngay sát cửa ra vào và yêu cầu anh ấy để đúng nơi sau khi bước vào nhà. Tương tự, với những vật dụng nhỏ khác, bạn có thể chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ xinh và đặt gần nơi mà anh ấy thường quăng đồ đạc để anh ấy đựng vào.

 

how-often-should-you-wash-clothes-sheets-guide-to-laundry

 

Đối với bản thân mình, cũng tập thói quen không để ý đến những chi tiết nhỏ. Thay vào đó, dành nhiều thời gian vui chơi cùng gia đình và bạn bè. Đây cũng là cách để bạn có thể kiềm chế bản thân mình. Theo tiến sĩ Chapman, chuyên gia về mối quan hệ và là tác giả của series sách 5 Love Language, vợ hay chồng bạn không thể thay đổi, hay vì một lý do gì đó, anh ta hoặc cô ta sẽ không thay đổi. Bạn phải biết rằng không có gì quá nghiêm trọng nếu nhìn thấy cả chồng giấy lộn xộn trên bàn làm việc của anh ấy. Nó khiến bạn bực bội nhưng lại phục vụ cho công việc của anh ấy.

Vì vậy, nên ngừng nhai đi nhai lại điệp khúc về việc chiếc bàn làm việc bừa bộn của anh ấy. Thay vào đó, gợi ý anh xã sau khi kết thúc ngày làm việc, sắp xếp gọn gàng những chồng tài liệu mà mình vẫn đang dùng. Những thứ không cần thiết, thì cho ngay vào thùng rác. Hằng tuần dọn dẹp một lần. Rất đơn giản, nhưng bàn làm việc sẽ trông gọn và sạch hơn nhiều đấy!

 

 

Top
Top