• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Các tập đoàn thời trang và siêu thị bán lẻ vẫn “sống tốt” sau đại dịch

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
06/11/2021 19:00 GMT+7

Sau đại dịch, Uniqlo khai trương cửa hàng thứ 9 tại Hà nội và khai trương cửa hàng trực tuyến lớn nhất ở Việt Nam. Thương hiệu thời trang Ý, Pinko cũng đã chính thức có mặt qua tập đoàn thời trang Maison. Sakuko không kém cạnh khi mở thêm các chuỗi siêu thị bán lẻ...

Mở cửa trở lại sau đại dịch, các thương hiệu tập đoàn thời trang và nhiều nhà bán lẻ đẩy mạnh hoạt động tại Việt nam, đánh cược vào nhu cầu tiêu dùng tiềm năng rất lớn của khách hàng địa phương.

Uniqlo Việt nam

Cửa hàng thứ 9 tại Việt Nam của Uniqlo đã được mở sau đại dịch (29.10.2021).

Tọa lạc tại Aeon Mall Hadong, cửa hàng mới nhất của thương hiệu này có diện tích 1.000 m2. Và chưa đầy một tuần sau, thương hiệu này tiếp tục bùng nổ với các tín đồ thời trang khi khai trương siêu thị trực tuyến lớn nhất ở Việt Nam.

Cửa hàng online lớn nhất tại Việt Nam với nhiều tiện ích vượt trội, hướng đến việc mang đến những trải nghiệm mua sắm tối ưu dành cho khách hàng đồng thời đánh dấu cột mốc quan trọng trong kế hoạch phát triển và cam kết lâu dài của nhãn hàng tại Việt Nam. Có thể nói, đại dịch ảnh hưởng đến ngành thời trang không phải ở khía cạnh chi tiêu và doanh thu, mà là ở phương thức tiếp cận khách hàng. Trong đó, kỹ thuật số và thương mại điện tử đóng vai trò gần như là chủ chốt, khi các hạn chế đi lại vẫn còn đó và khả năng mở cửa quốc tế còn bỏ ngỏ.

Bộ sưu tập áo khoác giả lông cừu với 20 sắc màu thời trang mới chỉ có trên cửa hàng Uniqlo online từ ngày 5.11.2021.

Tương tác kỹ thuật số đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thương hiệu đã không bỏ lỡ cơ hội vàng này khi sau đại dịch người dân vẫn muốn ở trong nhà "trú ẩn". Chỉ một cú click chuột, khách hàng sẽ có cơ hội tận hưởng loạt trải nghiệm từ những bộ sưu tập được ra mắt độc quyền, chỉ có trên cửa hàng online đến những trang phục Thu Đông mới nhất cùng hàng loạt ưu đãi dành cho các sản phẩm LifeWear được yêu thích nhất và nhiều quà tặng độc đáo.

Sakuko Japanese Store

Sakuko Japanese Store, chuỗi siêu thị Nhật Bản, tiếp tục cam kết với thị trường Việt Nam sau 10 năm hoạt động.

Việc Việt Nam mở cửa trở lại sau đại dịch như một thời điểm tốt cho các tập đoàn thời trang, siêu thị bán lẻ khi đã kích thích nhu cầu mua sắm của người dân. Sakuko Japanese Store với 33 cửa hàng tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, chuyên các mặt hàng mẹ và bé, mỹ phẩm, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, thời trang, văn phòng phẩm cũng như các sản phẩm gia dụng và đời sống là một minh chứng. Mới đây nhất, tập đoàn đã công bố kế hoạch nâng số lượng đại lý lên 60 cửa hàng tại Việt Nam từ đây đến năm 2025.

Sakuko Japanese Store nổi tiếng với những thương hiệu mỹ phẩm Nhật nội địa cực chất lượng và chi phí hợp lý.

Bà Cao Thị Dung, Giám đốc điều hành tập đoàn cho biết, Việt Nam là thị trường vô cùng hứa hẹn đối với các nhà bán lẻ Nhật Bản. Trong đó, hàng Nhật được khách hàng Việt Nam tin dùng do chất lượng cao.

Sakuko khai trương cửa hàng liên tiếp trước và sau đại dịch, chứng tỏ hội chị em mua sắm vẫn "nặng tay" sau thời gian nghỉ dịch.

Dù trong đại dịch, việc mở rộng hoạt động gặp nhiều khó khăn cản trở như chi phí hậu cần tăng, nguồn nhân lực thiếu nhưng các công ty, tập đoàn thời trang, bán lẻ vẫn đầu tư và phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam, điều đó chứng tỏ Việt Nam luôn là mảnh đất tốt cho các nhà đầu tư, kinh doanh.

Pinko (Ý) - Tập đoàn thời trang Maison

Giới thời trang xôn xao chào đón cửa hàng thời trang đầu tiên của thương hiệu đến từ Ý, Pinko tại Việt Nam.

Không làm thất vọng các tín đồ thời trang chính hiệu, đầu tháng 11.2021, Pinko đã chính thức có mặt tại Việt Nam với cửa hàng đầu tiên toạ lạc tại Tầng 2, TTTM Saigon Centre, nơi được mệnh danh là một trong những trung tâm mua sắm hiện đại nhất tại TP.HCM.

Pinko đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối độc quyền bởi công ty Maison Retail Management International.

Theo báo cáo của McKinsey( công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ), người tiêu dùng có khả năng nhanh chóng quay trở lại chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ như họ đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhờ đó, thị trường thời trang có thể có mức tăng trưởng dương từ 1% đến 4% trong năm 2021. Một số người tiêu dùng tuy ít mua sắm hơn nhưng sẵn sàng chi tiêu cho những thứ chất lượng, và một số khác thì sẵn lòng chi tiêu mạnh tay để giảm đi những căng thẳng mà dịch bệnh và giãn cách xã hội gây ra.

Khác với sự ảm đạm mà nhiều người lo lắng về thị trường thời trang Việt Nam, sau đại dịch, việc các nhãn hàng thương hiệu đẩy mạnh khai trương trong thời gian này như một làn gió mát lành, thỏa mãn nhu cầu của thị trường sau thời gian dài "ngủ đông" bởi dịch bệnh.

Nguồn: Sakuko, Uniqlo, Maison

Top
Top