• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Câu chuyện đời tôi - Cuộc đời vĩ đại sau những khiếm khuyết

09/10/2017 08:06 GMT+7

“Câu chuyện đời tôi” là cuốn tự truyện của Helen Keller - nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ - người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp Đại học.

Bài: T.D

 

Trong cuốn sách của mình, Helen Keller chia sẻ: “Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng trong bình lặng. Chỉ qua thử thách và gian khổ, tâm hồn ta mới trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành, công danh thành tựu”. Bà cũng chính là người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ đạt được học vị Cử nhân Nghệ thuât.

Helen Keller (1880-1968), bị mất thính giác và thị giác do bạo bệnh khi 19 tháng tuổi. Suốt gần 6 năm sau đó là quãng thời gian thinh lặng tuyệt đối và đầy bóng tối đối với bà. Nhưng bắt đầu từ năm 7 tuổi, dưới sự hướng dẫn và tình yêu của cô Anne Sullivan, Helen Keller đã học để có thể đọc, viết và nói được.

Sự kiên quyết nỗ lực với tinh thần bền bỉ của bà trong việc truy cầu kiến thức đã giúp bà bước vào giảng đường đại học và sau đó đóng góp nhiều cho xã hội cũng như cộng đồng người khuyết tật.

 

Cau chuyen doi toi 1

 

Trên thế giới, không ít người có chung hoàn cảnh như Helen Keller. Khiếm khuyết của họ có thể nặng hoặc nhẹ hơn Helen nhưng tự mình viết nên điều vĩ đại từ khiếm khuyết đó lại không có nhiều. Để có thể tạo nên điều vĩ đại ấy cho mình, một yếu tố có thể xem là quan trọng nhất với Helen chính là việc học. Những con chữ đến với Helen dù có hơi muộn và có muôn vàn khó khăn, nhưng chính những con chữ đã làm thay đổi cuộc đời bà thực sự.

Helen đã cụ thể hóa điều đó bằng những bộc bạch trong cuốn sách của mình: “Bạn đã bao giờ lênh đênh trên biển trong sương mù dày đặc, bị lớp màn mơ hồ trắng toát tưởng như có thể sờ được đó nuốt chửng, con tàu to lớn đầy lo lắng, căng thẳng dò dẫm tìm đường đến bến bờ chỉ với con dọi và dây dò độ sâu và bạn chờ đợi một điều gì đó sắp xảy ra với quả tim đập dồn dập? Trước khi bắt đầu hành trình học hỏi, tôi cũng giống như con tàu đó, chỉ có điều tôi không có la bàn hay dây dò độ dâu và cũng không cách gì biết được bến cảng gần hay xa. “Ánh sáng! Hãy cho tôi ánh sáng!” - linh hồn tôi gào thét không thành tiêng và rồi ánh sáng của tình yêu đã soi sáng tôi chính vào giờ khắc ấy”.

Và đương nhiên, khi nói về những con chữ không thể không nhắc đến vai trò của người đã truyền tải những con chữ đó đến với Helen Keller, chính là cô giáo Anne Mansfield Sullivan. Chính cô Sullivan là người đã tạo nên bước ngoặt cuộc đời, cùng cô học trò nhỏ viết nên những điều kỳ diệu cho chính Helen Keller cũng như cho cuộc sống. Ngày gặp cô Sullivan - ngày 03/03/1887, được Helen gọi là “sự kiện quan trọng”.

 

Cau chuyen doi toi 2

 

Helen thừa nhận: “Cô giáo gần gũi với tôi đến nỗi tôi sợ phải nghĩ tới việc xa cách cô. Tôi không bao giờ có thể nói được niềm vui thú của tôi đối với tất cả những gì xinh đẹp có bao nhiêu phần mang tính bẩm sinh và bao nhiêu phần là do ảnh hưởng của cô. Tôi cảm thấy con người của cô không thể tách rời khỏi con người của tôi và những bước chân của cuộc đời tôi nằm trong những bước chân của cô. Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi đều thuộc về cô - không một tài năng, một khát vọng hay một niềm vui nào trong tôi mà lại không được đánh thức bởi cái chạm đầy tình thương mến của cô”.

Chính nghị lực phi thường của Helen, cộng thêm sự tận tâm tận tình, nhờ tình yêu vị tha, tấm lòng nhân hậu và cả phẩm chất đạo đức trong sáng của cô giáo Sullivan, Helen Keller mới trở thành chính bà như mọi người được biết. Cả hai đã cùng mang đến những điều vĩ đại cho thế giới, đó chính là biểu tượng của nghị lực và lớn hơn tất cả, đó là biểu tượng của tình yêu thương. Chắc chắn, hàng chục năm sau nữa, thế giới vẫn còn nhớ và tôn vinh cặp đôi Anne Mansfield Sullivan - Helen Keller, một người đã hy sinh trọn đời để đào luyện một nhân tài cho nước Mỹ và cho thế giới. Còn người kia đã phấn đấu suốt đời để mang lại ánh sáng văn hóa, văn minh, không chỉ cho bản thân bà mà cho tất cả những ai không may mất đi khả năng về thị giác và thính giác trên toàn thế giới, cho đến tận ngày nay và mãi mãi về sau.

Top
Top