Nhưng thật ra có những dấu hiệu hiển hiện trên mặt, nhưng ít người biết. Và có 2 biểu hiện trên khuôn mặt là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao, theo Express.
Muốn biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, có 2 dấu hiệu nhận biết có thể xuất hiện trên khuôn mặt.
Mặt gầy đi trông thấy
Thứ nhất, nhìn khuôn mặt gầy đi trông thấy mà không chủ ý giảm cân.
Tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh - Diabetes UK, khẳng định sụt cân có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao, theo Express.
Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Dịch vu Y tế Quốc gia Anh chỉ ra, sụt cân dai dẳng hơn 5% trọng lượng trong vòng 6 đến 12 tháng thường là nguyên nhân đáng lo ngại.
Nguyên nhân của việc giảm cân có thể bao gồm:
Sau một sự kiện gây sốc như mất người thân, ly hôn hoặc mắc một bệnh nan y chưa được phát hiện, như ung thư, cường giáp, uống nhiều rượu, bệnh tim, thận, phổi hoặc gan, bệnh tiểu đường, bệnh Lupus, bệnh Crohn, theo Express.
Cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, sử dụng ma túy, suy tuyến thượng thận, viêm khớp, loét miệng, mắc chứng khó nuốt, loét dạ dày, viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, viêm ruột, bệnh lao, HIV và AIDS, chứng mất trí nhớ.
Mắt thường xuyên bị mụt lẹo
|
Một dấu hiệu tiềm ẩn khác của lượng đường trong máu cao, được WebMD chỉ ra, là nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu.
Điều này có thể dẫn đến mụt lẹo ở mắt, bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Mỹ) giải thích, theo Express.
Những người mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị mụt lẹo.
Các triệu chứng của mụt lẹo có thể bao gồm:
Sưng, đỏ, đau ở mí mắt.
Cảm giác như có gì đó trong mắt.
Khó chịu với ánh sáng rực rỡ.
Rách và đóng vảy mắt.
Có thể tự chữa mụt mụn lẹo bằng cách đặt một miếng vải sạch - được nhúng nước nóng rồi vắt ráo - lên mí mắt bị mụt lẹo trong tối đa 10 phút, mỗi ngày làm 3 - 5 lần.
Tuyệt đối không được chạm tay bẩn, tự ý nặn mụt lẹo hoặc trang điểm gần mụt lẹo.
Nếu mụt lẹo mãi không khỏi, nên đi khám mắt.
Những nguyên nhân gây mụt lẹo có thể bao gồm từng bị mụt lẹo, đeo kính áp tròng, không giữ vệ sinh vùng mắt, sử dụng đồ trang điểm cũ hoặc bị nhiễm bẩn, mắc chứng đỏ mặt hoặc viêm da dầu.
Cách duy nhất để xác định xem có bị tiểu đường hay không là xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu.
Các dấu hiệu khác của đường huyết cao
Các dấu hiệu khác của lượng đường trong máu cao, như Diabetes UK chỉ ra, bao gồm:
Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
Rất khát.
Mệt mỏi, lờ đờ.
Loét miệng hoặc các bệnh nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Nhức đầu.
Nhìn mờ.
Giảm cân.
Cảm thấy không khỏe, theo Express.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Diabetes UK cho rằng "ăn quá nhiều và không vận động đủ" có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Các lý do khác có thể bao gồm bị căng thẳng, không khỏe do nhiễm trùng, hoặc tiêu thụ nhiều carbohydrate hơn mức cơ thể có thể xử lý
Làm cách nào để giảm lượng đường trong máu?
Diabetes UK khuyên nên ăn hạn chế carbohydrate.
Tập trung vào các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, như: khoai lang, cháo, hạt quinoa.
Cũng nên cố gắng "duy trì cân nặng hợp lý" bằng cách "vận động nhiều nhất có thể".
Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
Ngủ ngon giấc và kiểm soát căng thẳng.
Bình luận (0)