Bài: Thùy Dung - Ảnh: ST
Bắt nạt là gì?
Theo bản dịch của Bs Phan Thiệu Xuân Giang, một học sinh bị bắt nạt khi em bị tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần đối với các hành động tiêu cực về thể chất, lời nói hay gián tiếp của một hay một nhóm các học sinh có nhiều quyền lực hơn. Ở đây, “mất cân bằng quyền lực” được hiểu là kẻ xúi giục, chủ mưu bắt nạt thường có sức mạnh về thể chất hay “quyền lực” về xã hội hơn so với học sinh bị bắt nạt. Quyền lực có thể đến từ các kỹ năng gây hấn của cá nhân hơn hẳn hay số lượng đông hơn, đến từ việc kẻ bắt nạt là một thành viên của một nhóm có quyền lực xã hội, đến từ địa vị như thầy cô giáo hay những người lớn khác trong trường.
Trong bắt nạt, tàn nhẫn mang ý nghĩa khó chịu và đau khổ cho nạn nhân. Thông thường sự tàn nhẫn mang lại niềm vui đặc biệt với trẻ nam. Kẻ bắt nạt nhằm mục đích thấy được sự bực tức và khó chịu mà trẻ bị bắt nạt phải chịu đựng.
Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt giữa hành vi bắt nạt và hành vi xung đột hay bất đồng ý kiến. Xung đột thường có, xảy ra giữa hai hay nhiều hơn hai người có quyền lực nhìn chung ngang bằng nhau. Bắt nạt là hành vi tiêu cực, tàn nhẫn mà chỉ tiếp diễn là do bởi người gây hấn thấy hài lòng về hành vi của mình. Trong khi nạn nhân trở nên dự đoán và sợ hãi sự tàn nhẫn. Đây chính là điểm mà sự hủy hoại cảm xúc bắt đầu. Trong bắt nạt, học sinh bị bắt nạt không thích được chú ý, bị gây hại và muốn chấm dứt nó. Nạn nhân bắt đầu cảm thấy không có quyền lực và cuối cùng là vô vọng.
Nạn bắt nạt trong học đường gây tâm lý bất an và lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Các kiểu hành vi bắt nạt
Có bốn kiểu hành vi bắt nạt, bao gồm thể chất, bắt nạt trực tiếp bằng lời nói, bắt nạt xã hội hay quan hệ và bắt nạt qua mạng truyền thông.Bắt nạt về thể chất thường thấy là các cá nhân hay nhóm liên quan đến việc tiếp xúc và gây hấn với nạn nhân. Bắt nạt bằng lời nói thể hiện qua các đe dọa gây hại, tống tiền, quấy rối tình dục và trêu chọc một cách tàn nhẫn. Bắt nạt xã hội hay quan hệ là thao túng các mối quan hệ, loại trừ có mục đích, phao tin đồn gây đau khổ hay quấy rối có ý hướng. Bắt nạt qua mạng truyền thông hiện nay đang rất “nóng” bằng cách sử dụng truyền thông điện tử để làm mất danh dự, đe dọa hay quấy rối nạn nhân.
Tiến sĩ Jim Larson đưa ra những khác biệt về bắt nạt qua mạng truyền thông: “Trẻ gái có liên quan lớn gấp 2 lần. Mức độ tàn nhẫn tăng cao hơn do kẻ bắt nạt không nhìn thấy mặt của nạn nhân. Kẻ bắt nạt có thể nặc danh vì thế dễ tồn tại lâu dài, nạn nhân không biết kẻ bắt nạt là người lạ hay bạn bè”.
Đối tượng của bắt nạt ở trường học
Các nhóm học sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ của bắt nạt bao gồm:
- Trẻ em và trẻ vị thành niên ở nơi nghèo khó.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên từ chủng tộc thiểu số hoặc nhóm tôn giáo thiểu số.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên có sự khác biệt rõ rệt về cân nặng hay chiều cao.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên có các khuyết tật về thể chất, trẻ gái dậy thì sớm hay trẻ trai dậy thì trễ.
- Các đối tượng đồng tính, người chuyển giới…
- Trẻ em và trẻ vị thành niên cảm nhận mình là đồng tính.
Các dấu hiệu cảnh báo một trẻ có thể đang bị bắt nạt
Quần áo hay đồ dùng của trẻ bị xé rách, hủy hoại hay mất. Các vết cắt hay vết bầm không giải thích được lý do.
Trẻ ít bạn, ít có thời gian với bạn. Trẻ thường hay viện lý do để không đến trường.
Trẻ đi đường dài hay không hợp lý để đến trường. Trẻ bắt đầu sa sút trong học tập ở trường.
Có biểu hiện buồn, cảm xúc không ổn, giận dữ khi về nhà. Giấc ngủ rối loạn.