• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Milan sau dịch Covid-19

23/05/2020 12:00 GMT+7

Trong lúc Milan chậm chạp quay lại sau thời gian bị phong tỏa liên tục vì đại dịch Covid-19, kinh đô thời trang của thế giới buộc phải thay đổi để có thể phù hợp với tình hình mới.

Cùng với Paris, New York và London, Milan được công nhận là một trong những kinh đô thời trang quan trọng nhất của thế giới. Đây là thành phố được nhiều hãng thời trang tên tuổi chọn đặt trụ sở chính, từ Armani, Bottega Veneta, Canali, Costume National, Dolce & Gabbana, Miu Miu, Moncler, Frankie Morello, Moschino, MSGM, Prada, Fausto Puglisi, Trussardi, Valentino đến Versace. Đối với những tín đồ thời trang trên toàn cầu, Milan còn gắn liền với sự kiện Tuần lễ thời trang Milan, được tổ chức hai lần trong năm. Tuần lễ thời trang Milan thuộc nhóm “Bộ Tứ” tuần lễ thời trang, bắt đầu với New York, London, Milan và chấm dứt ở Paris. Thế nhưng, cơn ác mộng mang tên đại dịch Covid-19 ập đến vào cuối tháng 2 và từ đó cuốn phăng đi mọi sự tươi đẹp, hào nhoáng và lộng lẫy của thế giới thời trang xa xỉ. Milan, thủ phủ vùng Lombardy, đột nhiên phát hiện mình trở thành tâm dịch Covid-19 của Ý.

Một show diễn trong Tuần lễ thời trang Milan hồi tháng 2 trước khi đại dịch ập đến - Ảnh: Reuters

 

Bệnh nhân zero của làng mẫu

Đầu năm nay, tuần lễ thời trang Milan đã diễn ra từ ngày 18 - 24.2. Đến hẹn lại lên, những bộ sưu tập đắt đỏ của Prada, Gucci, Fendi, Versace… lần lượt được trình làng và đóng vai trò định hướng cho xu thế thời trang thu - đông 2020. Mỗi show diễn phát ra một số lượng giấy mời giới hạn và chỉ có người nổi tiếng hoặc các nhân vật gây ảnh hưởng mới xuất hiện trên danh sách được sàng lọc kỹ lưỡng. Trong số này, có hai chị em “bệnh nhân số 17” của Việt Nam là cô Nga Nguyễn và N.H.N, con của đại gia thép ở TP.Hải Phòng. Hai người đã lần lượt tham gia lễ hội thời trang của Hãng Gucci ở Milan trước khi có mặt tại show của Hãng Saint Laurent ở Paris. Cho đến nay, vẫn chưa rõ họ đã nhiễm vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 từ đâu vì lịch trình di chuyển khá bận rộn trong những ngày trước khi nhận kết quả chẩn đoán dương tính với vi rút Corona. Thậm chí một số báo Việt Nam còn gọi cô Nga Nguyễn là “bệnh nhân zero” của làng mẫu.

Có thể nói Tuần lễ thời trang Milan lúc đó là “nạn nhân” Covid-19 mới nhất của làng thời trang. Bộ sưu tập của nhà thiết kế Giorgio Armani vẫn miễn cưỡng được trình làng trong một nhà hát lạnh lẽo, vắng bóng khán giả. Toàn bộ buổi trình diễn kéo dài 16 phút được truyền trực tiếp qua mạng và kết thúc như thường lệ với sự xuất hiện của nhà thiết kế Armani. Thế nhưng, không hề có tiếng vỗ tay từ khán giả và vào thời điểm show khép lại, số ca mắc Covid-19 tại Ý đã vượt con số 200, bao gồm 6 ca tử vong. Sau khi thông tin có người tham gia Tuần lễ thời trang Milan bị mắc vi rút Corona, tất cả mọi người từng tham dự, từ nhà thiết kế, người mẫu, biên tập tạp chí đến stylist, đều chìm trong nỗi khủng hoảng. Một nhà biên tập hốt hoảng khi cảm giác mình bị sốt. “Phải chăng tôi đang sốt? Tôi được rời khỏi đây hay phải ở Milan thêm một thời gian nữa?”, tạp chí Vanity Fair dẫn lời biên tập giấu tên. Có thể nói dịch bệnh đã nhanh chóng gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho toàn bộ ngành thời trang và những ngành liên quan.

Đến ngày 8.3, vùng Lombardy, trong đó có Milan, chính thức bị phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Và mọi thứ dường như dừng lại ở kinh đô thời trang của thế giới. Đối với những người liên quan đến ngành này, tương lai thật sự quá ảm đạm vì doanh thu giảm thẳng tắp. Các sự kiện là thời điểm phô bày những nhãn hiệu xa xỉ, đắt tiền, đóng vai trò then chốt cho khâu tiếp thị. Trong khi đó, tuần lễ thời trang không chỉ là những bữa tiệc hào nhoáng để mọi người ăn diện. Nó có mối tương quan chặt chẽ với công việc kinh doanh, là dịp hội tụ phía người mua, những nhân vật đầu ngành, giới biên tập, những người nổi tiếng và người gây ảnh hưởng. Chính tại nơi trình diễn các bộ sưu tập, những đơn hàng khổng lồ được chốt, các mối quan hệ xã giao được thiết lập.

Đằng sau cánh gà của sàn catwalk, show diễn quy tụ đội ngũ hùng hậu của các tổ sản xuất, nghệ sĩ trang điểm, nhà làm tóc và hơn thế nữa. Tất cả đều tập trung vào một mục tiêu duy nhất là biến người mẫu và bộ trang phục mà họ chuẩn bị trình diễn được lộng lẫy nhất. Và mọi người đều phải có mặt tại show diễn, điều đó có nghĩa là mọi thứ liên quan đến ngành du lịch đều khởi sắc, từ các hãng hàng không, khách sạn… Những tấm ảnh của các ngôi sao của làng thời trang, những người nổi tiếng bước trên thảm đỏ đều kích thích người mua trên toàn thế giới phải móc hầu bao.

Vì thế bằng cách nào ngành thời trang và những lĩnh vực liên quan có thể tiếp tục vận hành nếu thiếu các sự kiện đó?

 

Sự lột xác của Milan

Lâu nay, ngành công nghiệp thời trang luôn trong giai đoạn hoàng kim và kinh doanh vô cùng thành công trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến mọi thứ thay đổi. Lần đầu tiên kể từ năm 1939 đến nay, thế giới thời trang và sự xa xỉ, với doanh thu thường niên khoảng 2.700 tỉ USD trên toàn cầu, chính thức tiến vào giai đoạn bị tê liệt, theo báo The Financial Times. Các cửa hiệu trên những con đường đắt tiền bị buộc phải đóng cửa, những đơn hàng bị hủy hàng loạt, các nhà máy ngưng hoạt động hoặc chuyển sang công năng khác như may khẩu trang, đồ phòng hộ cá nhân và nước rửa tay, sát trùng. Và Milan, kinh đô thời trang lâu nay của thế giới, cũng buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Người phục vụ đeo khẩu trang, găng tay phục vụ cà phê mang đi ở Milan - Ảnh: AFP

Vào thời điểm nước Ý chậm chạp quay lại sau hơn 2 tháng phong tỏa, Milan vẫn còn khoảng 8.500 ca Covid-19. Trong khi các nhà máy và công trường xây dựng bắt đầu quay lại làm việc từ ngày 4.5, các cửa hàng, thẩm mỹ viện, tiệm làm tóc, phòng gym, nhà hát vẫn đóng cửa. Phải đợi đến ngày 18.5 những cửa hiệu nhỏ mới có thể tiếp tục kinh doanh, nhưng các phố thương mại nổi tiếng của Milan nằm ở Piazza del Duomo, Via Monte Napoleone, Via Manzoni… vẫn chưa được phép hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, đã có những dấu hiệu cho thấy Milan sẽ trở thành một thành phố khác sau khi chấm dứt giai đoạn phong tỏa. Thị trưởng Giuseppe Sala tuyên bố sẽ đưa vào sử dụng làn xe đạp chiều dài 35 km, với đoạn đầu tiên dài 23 km dự kiến được hoàn tất vào giữa tháng 5. Đồng thời, vỉa hè được nới rộng để người đi bộ có thể duy trì độ giãn cách xã hội, và nhiều con đường được ấn định mức độ tối đa 30 km/giờ để hạn chế ô tô.

Và đối với ngành công nghiệp thời trang, đã đến thời điểm chuyển sang nền tảng kỹ thuật số. Tạp chí Vogue hôm 7.5 đưa tin cơ quan tổ chức các hoạt động thời trang Ý là Camera Nazionale della Moda Italiana tuyên bố lần đầu tiên sẽ tổ chức Tuần lễ thời trang kỹ thuật số Milan từ ngày 14 - 17.7 cho các bộ sưu tập xuân/hè 2020. Thông tin này được công bố sau khi Anh thông báo hủy Tuần lễ thời trang London dành cho nam giới, lẽ ra được tổ chức vào tháng 6, và dự định chuyển sang nền tảng mới. Chủ tịch Carlo Capasa của Camera cho hay nội dung của show diễn lần này sẽ tùy thuộc vào các thương hiệu. Một số có lẽ chọn ghi hình buổi trình diễn trên sàn catwalk, trong khi những nhà thiết kế khác có lẽ chiếu những đoạn phim ngắn liên quan đến bộ sưu tập của họ. Bất chấp nội dung và phương pháp trình bày, mọi “show diễn” sẽ được sắp xếp theo lịch trình chính thức như mọi khi.

Dù Camera áp dụng phiên bản kỹ thuật số cho tuần lễ thời trang, không có nghĩa là các lễ hội với người mẫu truyền thống sẽ bị xếp xó. Chủ tịch Capasa cũng đề cập Camera sẽ tiếp tục vận hành với dự kiến Tuần lễ thời trang Milan thực thụ sẽ được tổ chức từ ngày 22 - 28.9, thời điểm hy vọng dịch Covid-19 lùi dần vào quá khứ. Trong giai đoạn mới, có lẽ các nhà thiết kế sẽ đưa ra những lựa chọn khác để phù hợp với tình hình, và Camera quyết định không đưa ra bất kỳ ràng buộc nào về nội dung biểu diễn đối với những nhãn hàng danh tiếng. “Hiện rất khó khăn để đưa ra một chiến lược cụ thể đối với các nhãn hàng. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là cần phải truyền tải được thông điệp: thời trang sẽ vẫn tiến về phía trước”, ông Capasa kết luận.

Ảnh: Reuters, AFP, Shutterstock

Top
Top