• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Triết lí giúp trẻ trưởng thành hạnh phúc và vững vàng

20/07/2020 11:19 GMT+7

Giáo dục nhân cách – Giáo dục dựa trên điểm mạnh được thực hành trong nhà trường và gia đình chính là cách để mỗi trẻ em trưởng thành và hạnh phúc.

Giáo dục nhân cách giúp trẻ nhận ra điểm mạnh và cách nuôi dưỡng điểm mạnh. Đồng thời trẻ cũng nhận ra điểm chưa mạnh của bản thân để từ đó cải thiện điểm dựa trên điểm mạnh. Ảnh: Thùy Dung P

Cầm trên tay cuốn sách “Thực hành Giáo dục nhân cách” vừa xuất bản được ít ngày, chị Phạm Trần Kim Chi – đồng tác giả và là người sáng lập trường Bee Blue House – ngôi trường Mầm non đầu tiên của Việt Nam áp dụng Giáo dục tích cực vào văn hóa nhà trường cho biết: “Giáo dục nhân cách là một chương trình nằm trong Giáo dục tích cực, tập trung vào việc phát triển nhân cách cho trẻ em dựa trên lý thuyết 24 điểm mạnh nhân cách của Tâm lý học tích cực.”

HEARY –Nhóm Giáo dục tích cực đầu tiên của Việt Nam đã chọn lựa và giới thiệu 9 điểm mạnh nhân cách, trải dài trên 6 nhóm nhân cách, phù hợp với nhận thức của trẻ ở độ tuổi Mầm non (từ 18 tháng - 6 tuổi) để xây dựng chương trình giảng dạy điểm mạnh nhân cách xuyên suốt thông qua cuốn sách “Thực hành Giáo dục nhân cách”. Các điểm mạnh này bao gồm: Ham hiểu biết, Hăng hái, Kiên trì, Sáng tạo, Tự chủ, Làm việc nhóm, Hy vọng, Biết ơn và Tử tế.

Nhóm tác giả mong muốn đưa Giáo dục nhân cách vào trong nhà trường như một môn học và trong mỗi gia đình, phụ huynh có thể thực hành Giáo dục nhân cách dựa trên các bài học bên trong cuốn sách.

Bên cạnh những kiến thức nền tảng dựa trên các nghiên cứu khoa học về từng điểm mạnh nhân cách được viết bởi Thạc sĩ Tâm lý học Giáo dục và Phát triển Nguyễn Minh Thành, cuốn sách còn có những kinh nghiệm thực hành giáo dục nhân cách của cô Bùi Thị Bích Ngọc, giáo viên Montessori – người biên soạn và trực tiếp giảng dạy Giáo dục tích cực tại trường mầm non Bee Blue House. Ngoài ra, còn có những câu chuyện truyền cảm hứng của chị Phạm Trần Kim Chi  được viết từ góc nhìn của một người mẹ và người chủ trường về những thay đổi của giáo viên, phụ huynh và con trẻ.

Nguyễn Minh Thành, Phạm Trần Kim Chi, Bùi Thị Bích Ngọc - Nhóm tác giả sách "Giáo dục nhân cách". Ảnh HEARY.

Ngoài chương trình Giáo dục nhân cách – giáo dục điểm mạnh, Giáo dục tích cực còn có các chương trình như Giáo dục cảm xúc xã hội, Giáo dục hạnh phúc, Giảng dạy về kỹ năng kiên cường – vượt qua nghịch cảnh... Tất cả nhằm hướng tới mục đích giúp trẻ em có kỹ năng để phát triển một nội tâm vững vàng, có khả năng tìm kiếm và đạt được cuộc sống An lạc, một cuộc đời có ý nghĩa. 

Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc có dạy được không? Chị Kim Chi cho biết: “ Hạnh phúc có thể trở thành một mục tiêu của giáo dục bên cạnh thành tích học thuật. Bên cạnh đó, việc giảng dạy các kỹ năng giúp học sinh đạt được hạnh phúc còn gián tiếp tạo ra môi trường trường học an toàn, thịnh vượng và an bình, tạo động lực cho học sinh để từ đó giúp em nâng cao thành tựu học tập”.

Top
Top