Dân chơi Sài Gòn đồn rằng: "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm", bởi với người Hoa, Tết vẫn còn kéo dài cùng nhiều lễ hội truyền thống không thể bỏ lỡ. Ngắm đèn, ăn bánh trôi là hai nội dung chính không bao giờ thiếu trong ngày Tết Nguyên tiêu. Dẻo, ngọt và đủ màu sắc, Tết Nguyên tiêu sẽ không trọn vẹn nếu không có món bánh trôi này dẻo thơm ngon bội phần.
Chia sẻ bài viết
Một trong những món ăn quan trọng nhất của ngày Tết Nguyên tiêu ( Lễ hội Đèn lồng) của người Hoa là món bánh trôi - "Yuanxiao", được làm từ những viên gạo nếp ngâm trong nước đun sôi hoặc xi rô ngọt đẹp mắt.
Những ngày này trên các con phố ở Q. 5, Q. 6, Q.11... nơi có nhiều người Hoa sinh sống, khắp cùng ngõ hẻm nhà nhà đều treo đèn lồng và xem múa lân sư rồng nhộn nhịp với tâm trạng háo hức, vui vẻ. Đặc biệt, năm nay sau 48 năm, cộng đồng người Hoa đã tổ chức lễ nghinh Ông (thờ Quan công) - một tập tục lâu đời và có nhiều truyền thuyết thú vị.
Hàng nghìn người diễu hành Tết Nguyên tiêu ở quận 5: Náo nhiệt, sôi động!
Tết Nguyên tiêu ăn bánh trôi đã thành một tập tục không thể thiếu của người Hoa. Nhân bánh có thể bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm, ngon miệng.
Ăn những chiếc bánh trôi mọng nước này là một phần không thể thiếu của Tết Nguyên tiêu - Lễ hội đèn lồng và thường được ăn sau khi những chiếc đèn lồng được thả lên trời.
Ngoài bánh trôi, người Hoa còn ăn các món há cảo, màn thầu (bánh bao), bánh táo đỏ, bánh yến mạch, chí mà phù (chè mè đen)... để cầu điều may, sức khỏe.
Ngoài nước tương, sa tế, giấm đỏ thì còn có vị chua ngọt đặc trưng của xốt xí muội, kết hợp với chút cay cay của ớt sa tế khiến món thịt viên trông càng ngon hơn. Ngoài há cảo, các nhà hàng ở đây còn có bánh xếp, xíu mại và bánh hẹ ngon xuất sắc.
Truyền thống ăn bánh trôi vào Tết Nguyên tiêu của người Hoa luôn được duy trì ở khắp nơi trên thế giới - nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.