Trước đó, ngày 18.12, Bộ Công thương đã tổ chức bán đấu giá thành công 343.662.587 cổ phần Sabeco, tương đương 53,59% vốn điều lệ với mức giá thành công bình quân được xác định là 320.000 đồng/cổ phần.
Số tiền 4,8 tỉ USD (tương đương gần 110.000 tỉ đồng), theo ông Tiến, sẽ được đổ về Quỹ cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước. Quỹ do Bộ Tài chính quản lý, tài khoản mở ở kho bạc để đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Việc chi tiền như thế nào hằng năm đều có hạch toán rõ ràng, kiểm toán các khoản thu chi cùng với ngân sách. Khi số tiền chưa dùng đến, toàn bộ số lãi sinh ra sẽ được hoàn lại để tăng quy mô quỹ. Như vậy, việc thoái vốn vừa qua để thực hiện đầu tư phát triển chứ không để trả nợ.
Về 36% vốn điều lệ còn lại hiện nhà nước đang nắm giữ, lãnh đạo Cục Tài chính DN khẳng định, thời gian tới, nếu gặp điều kiện thích hợp có thể thoái nốt, bởi Chính phủ tuyên bố không nắm giữ vốn ở đơn vị này.
Báo cáo tình hình cổ phần hóa, theo số liệu của Bộ Tài chính, đến ngày 20.12, đã có 45 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án, tổng giá trị thực tế DN là 213.747 tỉ đồng (gấp 6 lần tổng giá trị thực tế các DN đã cổ phần hóa trong năm 2016); giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 88.390 tỉ đồng (gấp 3,5 lần giá trị thực tế phần vốn nhà nước của các DN đã cổ phần hóa năm 2016).
Về bán vốn nhà nước tại các DN thuộc SCIC quản lý, trong năm 2017, SCIC đã bán vốn tại 40 DN với giá trị là 1.903 tỉ đồng, thu về 21.639 tỉ đồng, trong đó bao gồm cả số thoái của Vinamilk.
Bình luận (0)