Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, tiếp theo là gì?

Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, tiếp theo là gì?

La Vi
La Vi
15/08/2024 14:45 GMT+7

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin hôm 14.8 vì vi phạm đạo đức.

Ông Srettha đã bổ nhiệm vào nội các của mình một cựu luật sư từng đi tù một thời gian ngắn vào năm 2008.

Tòa án phán quyết rằng hành động này của ông Srettha đã vi phạm hiến pháp khi bổ nhiệm một bộ trưởng không đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức.

Ông trùm bất động sản Srettha giờ đây trở thành thủ tướng Thái Lan thứ tư trong vòng 16 năm bị phế truất bởi các phán quyết từ cùng một tòa án.

Điều gì sẽ xảy ra?

Với việc ông Srettha (62 tuổi) bị phế truất sau chưa đầy một năm nắm quyền, quốc hội Thái Lan phải triệu tập để chọn một thủ tướng mới và sẽ có một nhà lãnh đạo lâm thời.

Nhưng cùng với đó là viễn cảnh bất ổn hơn ở một đất nước nơi chính trường bất ổn trong suốt hai thập niên qua vì các cuộc đảo chính và các phán quyết của tòa án mà hệ quả là hạ bệ nhiều chính phủ và đảng phái chính trị.

Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, tiếp theo là gì?- Ảnh 1.

Ông Srettha Thavisin phát biểu với báo chí sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết về việc bãi nhiệm ông tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok, Thái Lan

REUTERS

Ai có khả năng tiếp quản?

Thủ tướng tiếp theo cần phải nằm trong số các ứng cử viên thủ tướng từng được các đảng đề cử trước cuộc bầu cử năm 2023.

Một ứng cử viên có khả năng là bà Paetongtarn Shinawatra (37 tuổi), con gái của tỉ phú Thaksin Shinawatra, người có nhiều ảnh hưởng trong đảng Pheu Thai.

Bà cũng là lãnh đạo đảng Pheu Thai và sẽ là thành viên gia đình Shinawatra thứ ba đảm nhận chức vụ thủ tướng nếu được quốc hội lựa chọn.

Các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Anutin Charnvirakul, Bộ trưởng Năng lượng Pirapan Salirathavibhaga và Prawit Wongsuwan, một cựu tư lệnh quân đội có ảnh hưởng lớn, người có liên quan đến hai cuộc đảo chính gần đây nhất.

Dưới thời ông Srettha

Tháng 8 năm ngoái, đảng Pheu Thai của ông Srettha đứng thứ hai sau các cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, đảng Tiến lên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đã bị các nghị sĩ do quân đội bổ nhiệm ngăn cản việc thành lập chính phủ.

Điều này mở ra cánh cửa cho ông Srettha thành lập một liên minh cầm quyền.

Dù vậy, nhiệm kỳ của ông đã bị ảnh hưởng xấu vì những thất bại và khó khăn kinh tế. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy đa số người Thái có cái nhìn không mấy tốt đẹp về năng lực lãnh đạo của ông.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.