Lần đầu tiên sau thời Thành Cát Tư Hãn, loài người mới thấy được hiện tượng này

21/12/2020 15:21 GMT+7

Vào ngày ngắn nhất của năm 2020 là 21.12 (ngày Đông chí), những người yêu thiên văn trên toàn thế giới hồi hộp chờ đến thời khắc “sao Giáng Sinh” từng xuất hiện vào thời Thành Cát Tư Hãn một lần nữa quay lại bầu trời Trái đất .

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện sau khi mặt trời lặn vào 17 giờ 04 hôm 21.12 (5 giờ 04 rạng sáng 22.12 Việt Nam) và hiện diện suốt khoảng 60 phút ở phần thấp bầu trời tây nam.

Sự kiện "một lần trong đời": sao Mộc và sao Thổ sẽ tạo "Sao Giáng sinh"

Người trên Trái đất không cần kính viễn vọng để thưởng thức sự kiện này, nhưng nếu có và gặp may, bạn có thể nhìn thấy các mặt trăng lớn nhất của cả hai hành tinh, theo Space.com.
Nếu nhìn bằng mắt thường, sao Mộc sẽ là hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm, trong khi sao Thổ mờ nhạt hơn.
Lần kế tiếp sao Mộc và sao Thổ gần kề như thế này là vào đêm 15.3.2080, và sau đó thì mãi đến năm 2400 mới xuấ hiện thêm lần nữa.

Saturn-Jupiter chính là "sao Giáng Sinh" được chờ đợi 800 năm qua

NASA

21.12 cũng là đêm sao Mộc và sao Thổ gần nhau nhất kể từ tháng 7.1623, nhưng vào thời điểm đó không ai có thể trông thấy được vì hiện tượng diễn ra sát mặt trời nếu nhìn từ hướng Trái đất.
Vì thế, lần cuối cùng “sao Giáng sinh” xuất hiện đường hoàng trên bầu trời đêm là từ tháng 3.1226, khi vó ngựa của đoàn quân Thành Cát Tư Hãn càn quét châu Á.
Bất chấp khoảng cách đặc biệt đến nỗi gần như hòa thành một trên bầu trời đêm 21.12, trên thực tế sao Mộc và sao Thổ cách nhau đến 730 triệu km. Trong khi đó, Trái đất sẽ cách sao Mộc 890 triệu km.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.