Dữ liệu do phát ngôn viên của Cục Hải quan Trung Quốc, ông Huan Songping, cung cấp trong một buổi họp báo mới đây ở Bắc Kinh cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên giảm 6,7% trong tháng 9.2017, trong khi nhập khẩu giảm 37,9%. Thâm hụt thương mại giữa hai nước láng giềng cũng tăng gấp ba lần trong chín tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2016, lên 1,07 tỉ USD.
Kể từ đầu tháng 8.2017, Liên Hiệp Quốc đưa ra lệnh trừng phạt mới, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu sắt, than, chì, hải sản, hàng dệt may của Triều Tiên, đồng thời hạn chế các nước buôn bán dầu mỏ với nền kinh tế khép kín nhất thế giới. Các biện pháp này là lời đáp trả của Liên Hiệp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế sau khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa sang Nhật Bản và thử nghiệm bom nhiệt hạch.
Theo các chuyên gia, việc công bố số liệu suy giảm trong thương mại với Triều Tiên được cho là câu trả lời của Đại lục trước những ý kiến nghi ngại về khả năng tuân thủ lệnh trừng phạt quốc tế của Liên Hiệp Quốc dành cho nước láng giềng. Tuy nhiên, trước sức ép từ Mỹ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn không muốn hành động quá mạnh tay, gây ra sự sụp đổ kinh tế cũng như tình trạng hỗn loạn tại đường biên giới dài 1.350 km với Triều Tiên.
Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 11.2017. Đầu tháng này, ông đã nhắc nhở Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson không nên lãng phí thời gian trong việc tìm kiếm các cuộc đàm phán với chính quyền ông Kim Jong-un.
Mặc dù xuất khẩu của Triều Tiên giảm thông qua các kênh giao dịch chính thức, nhưng có bằng chứng cho thấy nước này vẫn đang buôn lậu các chuyến hàng đến và đi từ Trung Quốc. Theo báo cáo của Bloomberg, người Triều Tiên dùng thuyền, ô tô, xe tải và một số tuyến đường sắt để vận chuyển mọi thứ từ hải sản đến nhiên liệu diesel và điện thoại di động qua lại biên giới.
tin liên quan
4 cách để Trung Quốc có thể gây áp lực lên kinh tế Triều TiênNgưng nhập khẩu năng lượng, gửi trả lao động về nước, hoặc trừng phạt các ngân hàng trong nước đang làm ăn với Triều Tiên là những cách mà Trung Quốc có thể áp dụng để gây áp lực kinh tế cho nước láng giềng.
Bình luận (0)