Thường xuyên giật mình nửa đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe sau:
Căng thẳng hoặc lo lắng
Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Có không ít trường hợp giật mình nửa đêm và không thể ngủ lại do căng thẳng, lo âu lặp đi lặp lại trong đầu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Ngoài ra, căng thẳng và lo âu sẽ làm tăng nồng độ hoóc môn cortisol. Đây cũng là tác nhân gây mất ngủ.
Mất cân bằng nội tiết có thể thường xuyên gây thức giấc vào ban đêm |
SHUTTERSTOCK |
Đường huyết thấp
Đường huyết thay đổi khi chúng ta chìm vào giấc ngủ là điều bình thường. Điều này không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào. Tuy nhiên, một số người có đường huyết giảm đáng kể khi ngủ.
Tình trạng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như không ăn đủ tinh bột hoặc mất cân bằng chất béo, protein hay chất xơ.
Nếu lượng đường trong máu quá thấp, tuyến thượng thận sẽ gửi tín hiệu đến não và kích thích tiết các hoóc môn căng thẳng như cortisol. Tình trạng này có thể khiến giật mình thức dậy vào nửa đêm.
Cách khắc phục là hãy ăn nhẹ bằng những món giàu protein như trứng, các loại hạt. Đường huyết sẽ sớm cân bằng và giúp ngủ lại dễ hơn.
Cơ thể thiếu chất
Thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể gây giật mình nửa đêm. Ví dụ, thiếu vitamin D có thể gây khó ngủ vì loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hoóc môn điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ. Mọi người có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng vào buổi sáng, ăn các món giàu loại vitamin này như trứng, nấm hay dùng viên bổ sung.
Một nguyên nhân khác gây giật mình nửa đêm là thiếu magiê. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung magiê có thể giúp giảm tình trạng giật mình vào nửa đêm.
Vấn đề nội tiết
Mất cân bằng nội tiết cũng là nguyên nhân khiến thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Phụ nữ khi đến kỳ kinh, mãn kinh hay mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nhóm dễ giật mình khi ngủ vì nồng độ hoóc môn trong cơ thể họ đang mất cân bằng, theo Healthline.
Bình luận (0)