Tiền thưởng Tết với nhiều người là niềm vui hân hoan sau một năm đầu tư tâm, sức cho công việc. Nhắc tới thưởng Tết, người ta thường quy ra xem mua được những gì, đủ xài trong bao lâu. Và nghe đến tiền thưởng Tết “thấp kỷ lục” của CSGT, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Ứa nước mắt với tiền thưởng Tết của CSGT
Mỗi dịp Tết, CSGT thường phải trực tăng cường để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên khắp các tuyến đường của TP. Đặc biệt, đêm giao thừa, lực lượng CSGT nam hay nữ cùng đều phải túc trực tại đơn vị hoặc ngoài đường để luôn trong tâm thế sẵn sàng khi được điều động.
Một nữ CSGT cho biết, đã bước vào ngành là đồng nghĩa với việc chấp nhận những đêm giao thừa không được quây quần bên gia đình. Những ngày lễ, Tết CSGT vẫn đi làm bình thường theo lịch phân công của đơn vị.
|
“CSGT ở TP.HCM thường có 3 đầu tiền thưởng Tết, đó là nguồn từ Bộ Công an, Công an TP và UBND TP. Nghe thì có vẻ nhiều nhưng cộng lại không bao giờ quá được 3 triệu đồng”, vị nữ CSGT thở dài.
Hơn 10 năm trong ngành, dường như chị đã quen với việc đó nên cho biết, mỗi dịp Tết đến, gia đình chị thường không sắm sửa nhiều, chỉ ưu tiên cho con cái và vài loại bánh kẹo đãi khách.
“Năm vừa rồi tôi nhận được từ Bộ Công an khoảng hơn 1 triệu, UBND TP hơn 1 triệu và tiền thưởng từ Công an TP là hơn 100.000 đồng - quy ra tiền là vừa đủ mua cặp bánh chưng. Những năm trước, Công an TP thưởng cũng hơn 1 triệu, nhưng gần đây do không được thành lập quỹ nên chỉ thưởng được nhiêu đó”, nữ CSGT chia sẻ.
|
Anh kể: “Nhiều người nghĩ rằng CSGT được thưởng Tết cao, thực ra không phải. Tiền thưởng không nhiều, thậm chí thấp hơn nhiều nhóm ngành nên chúng tôi thường không nhắc tới chuyện này mà đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu”.
Ngoài các khoản tiền thưởng trên, CSGT còn có thêm tiền trực Tết, tuy nhiên, các khoản này không xê xích nhiều so với ngày thường, vẫn ở mức 100.000 đồng/ca đêm.
Méo mặt nhận thưởng Tết 2 chai dầu ăn
Bà Nguyễn Trần Anh Khuê (45 tuổi, công nhân may) cho biết, tiền thưởng Tết là một khái niệm dường như khá xa vời với những người công nhân may gia công như bà. Theo bà Khuê, công việc may gia công thường không có giờ giấc cố định, cứ chủ đặt hàng thì bà lại ngồi vào bàn máy, bất kể giờ giấc, ngày nghỉ hay lễ Tết.
“Mình công nhân nên đâu có sự lựa chọn. May thêm thì có thêm tiền, chứ đòi hỏi tiền lễ, ngoài giờ gì được. Mình không làm sẽ có người khác làm thay mình rồi mất việc liền”, bà Khuê bộc bạch.
|
“Cái này gọi là động viên tinh thần chứ sao so ra tiền thưởng được. Nhưng thật lòng nhận thưởng Tết như vậy tôi không biết nên cười hay khóc”, bà Khuê nói.
Bạn Trần Minh Khánh (sinh viên năm 3, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho biết, kết thúc tròn 1 năm làm phục vụ tại quán cà phê, Khánh nhận được thưởng Tết là 5kg gạo.
|
“Em chưa ra trường nên chưa đặt nặng nhẹ chuyện thưởng Tết, dù sao cũng là thành ý của chủ quán, khích lệ tinh thần của mình sau 1 năm làm thêm tại quán. Năm sau ra trường đi làm công việc chính thức, em mong sẽ có khoản thưởng kha khá để về phụ giúp gia đình sắm sửa Tết”, Khánh hy vọng.
Bình luận (0)