Tiêu dùng không biết tiết kiệm điện mà sử dụng một cách thoải mái, theo suy nghĩ "tôi bỏ tiền mua hàng thì tôi có quyền với món hàng đó", càng vô tình đẩy nguồn điện thiếu hụt trầm trọng.
Hóa đơn thì mỗi tháng cứ thế báo về những con số to đùng. Quan trọng hơn cả là tác động đến hiệu ứng nhà kính khiến ngôi nhà trái đất của chúng ta ngày một nóng lên.
Nhiều người biết điều đó nhưng vẫn để tình trạng lãng phí diễn ra. Đơn giản, nguyên nhân ở chỗ họ không quyết tâm thay đổi. Vậy, có khó gì đâu một thói quen biết tiết kiệm điện phải hình thành mọi lúc mọi nơi.
Khi ra khỏi phòng chỉ cần tắt đèn, rút phích cắm những thiết bị không cần thiết như tivi, quạt, bình đun siêu tốc. Phải tự tạo sự nhắc nhở trong đầu thường xuyên như chuyện tới giờ ăn cơm một cách tích cực.
Trong ngày, cần giảm số lần sử dụng một số thiết bị như máy lạnh, bình đun siêu tốc, bóng đèn. Chẳng hạn, với máy lạnh chúng ta có thể hạn chế dùng để tận dụng nguồn gió trời trong lành, hay quạt trần cả nhà hướng chung. Nhiệt độ lý tưởng khi bật nên duy trì từ 26 - 27oC.
Ban ngày hãy mở cửa sổ, cửa chính để nguồn ánh sáng tự nhiên lọt vào phòng vừa giúp tiết kiệm điện vừa mang đến cảm giác dễ chịu, tinh thần tràn đầy năng lượng.
Nước sôi trong bình nên đổ bình giữ nhiệt để dùng dần chứ không thể cứ mỗi lần dùng là mỗi lần bật. Nếu có thể nên sử dụng lò vi sóng thay cho lò nướng để nấu những bữa ăn, vì lò nướng sử dụng mức nhiệt trực tiếp để làm chín thức ăn nên lâu chín thì dẫn đến hao điện hơn.
Chỉ dùng máy giặt khi đủ lượng đồ tiêu chuẩn và sử dụng nước giặt với nhiệt độ bình thường/lạnh, còn chế độ nước nóng chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Với những quần áo dày, nặng có thể chọn chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi, sấy còn những loại nhẹ hơn thì chọn chế độ vắt thấp. Những đồ không quá bẩn cũng có thể giặt tay. Và chú ý quan trọng là không nên giặt máy vào giờ cao điểm.
Khi thức ăn nấu gần chín, có thể tắt bếp điện từ, lò nướng và lò vi sóng sớm trước vài phút. Bởi lẽ lượng hơi nóng còn lại từ những thiết bị trên đủ để làm chín hoàn toàn thức ăn. Điều này giúp thức ăn không bị chín quá mà lại tiết kiệm điện năng hiệu quả
Thỉnh thoảng vệ sinh hoặc thay các thiết bị điện cũ có dấu hiệu hư hỏng cũng là một cách hay. Điều này giúp chúng hoạt động hiệu quả từ đó tiết kiệm điện năng.
Chọn bộ sạc năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế sạc thường. Vì bộ sạc này người dùng có thể sạc được nhiều đồ điện tử. Dùng đèn Led thay cho đèn sợi đốt đang là xu thế hiện nay. Mua ổ cắm, công tắc thông minh để hẹn giờ tắt, bật một cách hợp lý nhất.
Bản thân mỗi người ngày hè nên mặc đồ thoáng rộng, uống nhiều nước ăn đồ mát để kéo hạ nhiệt độ trong cơ thể xuống giúp hạn chế việc dùng tới các thiết bị làm mát. Chiều tối có thể đưa cả nhà dạo mát khu vực xung quanh, tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi thay vì mỗi người ở nhà một chiếc điện thoại. Nhất là con trẻ hay chơi đồ điện tử còn sẽ không tốt cho sức khỏe và mắt.
"Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền". Sự thoải mái đầu óc lúc nào cũng đem lại sung sướng tuyệt vời nên càng tiết chế lại để không phải đau đầu với hoá đơn mỗi tháng, vừa góp phần bé nhỏ tiết kiệm điện cho Nhà nước, vừa chung tay bảo vệ trái đất thân yêu của chúng ta cho mãi trong lành và tươi xanh.
"Tiết kiệm điện thành thói quen" với tổng giải thưởng 99 triệu đồng và quà tặng
Cuộc thi viết "Tiết kiệm điện thành thói quen" do Báo Thanh Niên và Tổng Công ty Điện lực TP.HCM tổ chức, là nơi để độc giả chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp về việc tiết kiệm điện, tạo thói quen sử dụng điện tiết kiệm trong gia đình, trong các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp.
Cuộc thi dành cho các cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp với tổng giá trị giải thưởng là 99 triệu đồng và quà tặng. Bài dự thi gửi qua email của chương trình: tietkiemdien@thanhnien.vn hoặc gửi bằng đường bưu điện về Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen). Thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1.6 - 31.8.2023.
Thể lệ chi tiết được đăng tải trên trang thanhnien.vn.
Bình luận (0)