Tìm cách trữ 'lũ' cho ĐBSCL

11/01/2017 10:32 GMT+7

Đây là chủ đề của cuộc hội thảo được tổ chức tại TP.Cần Thơ ngày 10.1.

Chương trình do Bộ Tài nguyên - Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức.

tin liên quan

ĐBSCL mỗi năm bị lún đến 2 cm
Ngày 25.11, Viện Khoa học và công nghệ Phương Nam, Văn phòng Chương trình Tây Nam bộ và Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ĐBSCL”.
Tại hội thảo, PGS-TS Gerardo Van Halsema, chuyên gia người Hà Lan - cố vấn cho Ngân hàng Thế giới nghiên cứu các vấn đề về biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL, trình bày một nghiên cứu chứng minh việc quay về với hệ thống canh tác tự nhiên, trữ nước là cần thiết.
Nhiều năm qua, sự thay đổi về cách thức sử dụng nước và các hoạt động kinh tế không bền vững ngay trong vùng ĐBSCL và cả thượng nguồn là nguyên nhân làm ngày càng suy kiệt về số lượng và chất lượng nước. Tuy nhiên, vấn đề sâu xa hơn cần được nhìn nhận, đó là khi diện tích lúa vụ 3 tăng lên đồng nghĩa với việc phải trả giá về môi trường. Phù sa ít ảnh hưởng không chỉ đến cây trồng mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng, trước đây nước cung cấp cho ĐBSCL vào mùa khô có từ 3 “túi nước” là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và từ Biển Hồ - Tonle Sap. Ở nội tại, 2 túi nước đã bị đắp đê để làm lúa nên mùa khô không còn nước. Diện tích Biển Hồ ngày càng thu hẹp cũng do các hoạt động kinh tế của Campuchia.
Vì thế, theo PGS-TS Gerardo Van Halsema, phải có chính sách tốt cho cả vùng chứ không phải từng địa phương riêng lẻ. Cần trữ nước để chống hạn và đẩy mặn và tính toán để đặt ranh giới hạn mặn ở đâu cho phù hợp và trữ bao nhiêu nước là đủ.
Từ việc thoát lũ đến trữ nước đã là một sự thay đổi đáng kể về tư duy để phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển. Chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện phân tích: Về mặt tư duy, người dân ĐBSCL gọi đó là mùa nước nổi chứ không ai gọi đó là mùa lũ cả. Việc coi nó là lũ nên mới có tư duy chống lũ. Kết hợp với đó là tư duy nặng về lượng trong sản xuất lúa. Khi nhận ra những hạn chế đó để thay đổi là một việc làm đúng đắn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.