(TNO) Các nhà khảo cổ học Israel đã khai quật được một công cụ đồ đồng có niên đại 7.000 năm, cũng là đồ vật kim loại cổ nhất từng được tìm thấy ở Trung Đông, theo tờ Times of Israel.
Với chiều dài 4 cm và dày chỉ khoảng 1 mm ở đầu mũi, cái dùi có cán bằng gỗ.
Việc phát hiện mẫu dùi nhỏ bằng đồng ở một tàn tích của ngôi làng cổ đại Tel Tsaf gần biên giới với Jordan đã đẩy lùi thời điểm con người ở vùng phía nam Cận Đông được cho là bắt đầu sử dụng kim loại.
Được chôn cùng với một phụ nữ và nhiều khả năng làm bằng đồng Cáp-ca, đồ vật này cho thấy ngôi làng đóng vai trò quan trọng hơn vẫn tưởng, cũng như có nền văn minh tiên tiến hơn so với dự đoán, theo tiến sĩ Danny Rosenberg của Đại học Haifa (Israel).
Tel Tsaf là trung tâm thương mại giàu có ở Thung lũng Jordan vào giai đoạn 5200 đến 4600 trước Công nguyên, vào giữa thời đại đồ đồng.
Cho đến mới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng Tel Tsaf chỉ bắt đầu sử dụng kim loại vào nửa đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng phát hiện mới cho thấy thời điểm này phải từ cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5.
Phi Yến
>> Tiền kim loại có bị làm giả?
>> Công bố hơn 500 phát hiện khảo cổ học
>> Phát hiện khảo cổ quan trọng thời Lý: Kiến trúc quốc tự chưa từng có
>> Phát hiện khảo cổ bất thường tại Peru
>> Từ một phát hiện khảo cổ học: Xác chết giết người hay là lời nguyền của "Người băng"
Bình luận (0)