Cụm thiên hà, được đặt tên IDCS J1426.5+3508, đang ở cách Trái đất đến 10 tỉ năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được quần thể “các gã khổng lồ” vì chúng phát ra trường hấp dẫn mạnh đến nỗi bẻ cong bất cứ ánh sáng nào xuất phát từ thiên hà từ phía sau.
Cụm thiên hà là cấu trúc vĩ đại nhất trong vũ trụ, hợp thành từ hàng trăm đến hàng ngàn thiên hà kết nối với nhau bằng lực hấp dẫn.
“Khi mới nhìn thấy chúng, tôi cứ dán chặt mắt vào màn hình vì sợ chúng biến mất”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm Anthony Gonzalez, nhà thiên văn học của Đại học Florida (Mỹ).
“Thiên hà đằng sau cụm thiên hà thuộc dạng nhà máy sản xuất sao trẻ, nhưng cụm thiên hà phía trước nó đích thực là kẻ đi buôn”, theo chuyên gia Gonzalez.
Sự sắp xếp "ăn may" này đã tạo ra cái gọi là thấu kính hấp dẫn, xuất hiện khi một vật thể khổng lồ như hố đen hoặc cụm thiên hà nằm giữa một người quan sát (hoặc kính thiên văn) với một mục tiêu xa hơn ở đằng sau.
Do cụm thiên hà này ở khoảng cách quá xa, 10 tỉ năm ánh sáng, chúng tồn tại khi vũ trụ chỉ khoảng 1/4 tuổi hiện tại.
Các chuyên gia đã sử dụng mọi công cụ hiện đại nhất để xác định vị trí của chúng, từ viễn vọng kính hồng ngoại Spitzer, kính Hubble, kính vô tuyến CARMA, kính quang tuyến Chandra, theo báo cáo trên chuyên san The Astrophysical Journal.
Hạo Nhiên
>> Ứng viên mới cho ngôi vị "thiên hà cổ nhất
>> Thiên hà cổ thích hợp với sự sống
>> Phát hiện nhóm thiên hà cổ nhất
>> Phát hiện thiên hà bất thường
>> Hố đen thoát khỏi sự hủy diệt thiên hà
>> Thiên hà cổ xưa lẩn khuất trong vũ trụ hiện đại
>> Hố đen là cha đẻ của thiên hà?
>> Tìm thấy thiên hà "già" nhất
Bình luận (0)