Tín hiệu cảnh báo toàn cầu từ nhiệt độ kỷ lục

Khánh An
Khánh An
09/07/2023 06:47 GMT+7

Nhiệt độ trung bình theo ngày trên toàn thế giới trong tuần qua liên tiếp phá vỡ kỷ lục, khiến giới chuyên môn cảnh báo rằng năm nay có thể là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào giữa thế kỷ 19.

Theo AFP ngày 8.7, các công cụ đo lường nhiệt độ theo ngày có thể cung cấp cảnh báo sớm về những sự kiện nhiệt độ nóng cực đoan, ngay cả khi chúng không chính xác như báo cáo theo tháng và năm của những cơ quan hàng đầu về thời tiết.

Tín hiệu cảnh báo toàn cầu từ nhiệt độ kỷ lục - Ảnh 1.

Một gia đình giải nhiệt dưới cái nóng 50 độ C ở bang Baja California (Mexico) hôm 5.7

Reuters

Đại học Maine (Mỹ) đã thiết lập công cụ trực tuyến Climate Reanalyzer trong nỗ lực tái phân tích khí hậu, với biểu đồ nhiệt độ trung bình toàn cầu mỗi ngày kể từ năm 1979. Ngày 3.7, biểu đồ này cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt kỷ lục 17,1 độ C, trước khi tiếp tục tăng lên 17,18 độ C vào ngày 4.7 và 17,23 độ C vào ngày 6.7. Chương trình Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) có công cụ tương tự và xác nhận các kỷ lục vào ngày 3.7 và 4.7, dù con số có hơi chênh lệch và lần lượt là 16,88 độ C và 17,03 độ C.

Chuyên gia thời tiết Sean Birkel tại Đại học Maine (Mỹ), người phát triển công cụ Climate Reanalyzer, cho rằng dù có những hạn chế, giá trị của mức nhiệt hằng ngày có thể giúp xác định những sự kiện thời tiết cực đoan. Theo ông, dù mức nhiệt hằng ngày là khí hậu chứ không phải thời tiết, việc bổ sung vào kho dữ liệu nhiều thập niên sẽ cung cấp thông quan trọng về thời tiết. Ở một góc nhìn tương tự, chuyên gia Omar Baddour tại Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng những ghi nhận nhất thời này là bằng chứng cho thấy sự thay đổi mô hình khí hậu toàn cầu do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.

Tác phẩm trưng bày "kinh dị" trăn nuốt chuột lang cũng sợ trời nóng

Các ước tính về mức nhiệt trung bình toàn cầu được đưa ra dựa trên sự kết hợp của các biện pháp đo nhiệt độ từ các trạm mặt đất cho đến vệ tinh, sử dụng mô phỏng máy tính. Hai công cụ trên giống nhau về mặt khái niệm, nhưng khác nhau về nguồn và phương pháp chính xác, dẫn đến các kết quả hơi khác nhau.

Đại học Maine dựa vào dữ liệu đầu ra từ mô hình công khai của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) để dự báo. Về phần mình, NOAA cho biết dù ghi nhận được nhiệt độ bề mặt ấm kỷ lục tại nhiều địa điểm trên toàn cầu, họ không thể "xác thực phương pháp luận hoặc kết luận phân tích của Đại học Maine". Thay vào đó, NOAA đảm bảo về các báo cáo nhiệt độ hằng tháng và hằng năm của riêng mình.

Theo chuyên gia khí hậu Zeke Hausfather tại tổ chức Berkeley Earth (Mỹ), thực tế cho thấy 2 kết quả của Đại học Maine và chương trình Copernicus tương đồng. "Tôi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu của việc chúng ta đang bước vào một thời kỳ rất nóng. Tháng 6 vừa qua là tháng ấm nhất được ghi nhận với biên độ khá lớn. Cho đến lúc này, có vẻ như toàn bộ năm 2023 sẽ là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận", ông dự báo.

Trung Quốc làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.