Tin tức giáo dục đặc biệt 15.11: Tuyển sinh riêng ĐH năm 2022 có gì mới?

14/11/2021 22:36 GMT+7

Nhiều trường đại học đã lên kế hoạch tuyển sinh cho năm 2022 trong bối cảnh thích ứng với dịch Covid-19. Đây là nội dung trọng tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.11).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.11) nêu lên một góc nhìn về việc phụ huynh hỗ trợ học sinh học trực tuyến.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021

đào ngọc thạch

Tuyển sinh thích ứng với dịch Covid-19

Một số trường đại học đang chuẩn bị kế hoạch tổ chức kỳ thi riêng cho năm 2022. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong 2 năm qua khiến mọi hoạt động phải thay đổi để thích nghi với tình hình mới, luôn có dịch, các trường đang tính đến những phương án tuyển sinh phù hợp hơn.Trong đó quan trọng nhất là tạo thuận lợi hơn cho thí sinh tham dự.

Chẳng hạn với kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH này, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 hiện đã chốt thời gian tổ chức đợt 1 vào chủ nhật cuối cùng của tháng 3. Nhưng thời gian tổ chức đợt 2 kỳ thi này đang được lấy ý kiến rộng rãi để điều chỉnh phù hợp hơn, có thể vào cuối tháng 5 thay vì đầu tháng 7 như các năm trước đó.

Còn kỳ thi riêng của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức nhiều đợt và đợt đầu tiên có thể diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán.

Còn nhiều thông tin về việc đổi mới các kỳ thi riêng như về môn thi, nội dung thi…của các trường đại học sẽ được nêu cụ thể trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.11).

Phụ huynh đồng hành học trực tuyến với con ở mức độ nào?

Học sinh học trực tuyến rất cần sự đồng hành của phụ huynh nhưng không phải "học" thay con

P.Q.V

Một thách thức trong việc dạy học trực tuyến, theo nhiều giáo viên đó là sự “thiếu đồng lòng” của một số bộ phận cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc học của con em.

Trên nhóm trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh một lớp tiểu học, có lần cô chủ nhiệm phải “cầu xin” phụ huynh không được học thay cho con. Cha mẹ chỉ hỗ trợ thêm các thao tác phụ, chứ không được chỉ bài, làm bài thay, nhất là các tiết bài tập, kiểm tra. Thi thoảng, khi điểm danh học sinh trong các tiết dạy trực tuyến, giáo viên vẫn thấy cha mẹ trả lời thay con mình vì theo phụ huynh, con đang bận này, bận nọ…

Những hệ quả khi phụ huynh “học” thay con sẽ được giáo viên dẫn ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.11).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.