Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (28.7) còn nêu về cơ hội việc làm và những yêu cầu cần thiết với nhân lực ngành điện tử.
Thí sinh sau giờ thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 |
ngọc dương |
Thí sinh điểm 10 môn văn nói gì?
Trong 5 thí sinh điểm 10 môn ngữ văn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, 4 thí sinh cho biết đã viết từ 10 trang giấy thi trở lên, chỉ một người viết 9 trang. Đặc biệt, 3 thí sinh đều viết 11 trang trong 110 - 115 phút làm bài.
Một thủ khoa khối C năm 2021 cho biết để viết hơn 10 trang giấy là một cuộc đua mà điều tiên quyết là tốc độ. “Yếu tố giúp thí sinh đạt số trang lớn nằm ở tốc độ viết. Tuy nhiên, đây là kỹ năng cần luyện tập lâu dài. Tôi đã phải viết liên tục suốt 2 tháng trước khi thi để luyện tốc độ viết chữ sao cho kịp thời gian mà không sót những ý bản thân muốn bày tỏ. Chữ không cần quá đẹp nhưng phải ở mức to, dễ đọc, đúng chính tả”, thủ khoa này chia sẻ.
Các giáo viên nhận định gì về câu chuyện viết dài hay ngắn trong môn văn? Có phải chấm văn là đo độ dài tính điểm?
Những ý kiến này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (28.7).
Nguồn nhân lực ngành điện tử: Khan hiếm cả lượng và chất
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thông tin nhân lực ngành điện tử đã khan hiếm trong giai đoạn hậu Covid-19 nay lại càng trở nên thiếu hụt.
Nhân lực ngành điện tử đã khan hiếm trong giai đoạn hậu Covid-19 nay lại càng trở nên thiếu hụt |
n.t |
Chỉ tính riêng một nhà máy của Samsung ở phía bắc, hiện có khoảng 80.000 lao động ở tất cả các trình độ. Các nhà máy sản xuất cho Apple thì nhỏ hơn nhưng cũng vẫn cần một lực lượng lao động lớn.
Theo bà Hương, sự thiếu hụt này dẫn đến sự cạnh tranh lao động gay gắt giữa các doanh nghiệp điện tử, đến mức chỉ cần doanh nghiệp này trả lương cao hơn doanh nghiệp kia 50.000 đồng/tháng cũng khiến người lao động “nhảy việc”.
Không chỉ thiếu về số lượng, bà Đỗ Thị Thúy Hương còn cho rằng chất lượng lao động ngành điện tử cũng đang là một thách thức, khi tỷ lệ lao động có kỹ năng vẫn còn rất thấp và nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài đa phần đều do người nước ngoài đảm nhiệm.
Các cơ sở đào tạo của Việt Nam làm thế nào để bù đắp sự thiếu hụt này? Bài viết trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (28.7) sẽ có lời giải đáp.
Bình luận (0)