Tin tức giáo dục đặc biệt 3.8: ‘Chiến lược’ để vào trúng ngành, trường yêu thích

02/08/2022 22:58 GMT+7

Tính toán 'chiến lược' thế nào để chắc trúng tuyển nguyện vọng vào ngành, trường yêu thích là một nội dung quan trọng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.8).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.8) nêu lên những lý do những bạn trẻ chọn ngành lưu trữ học.

Có nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT xét tuyển?

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay các trường ĐH hoàn tất việc công bố điểm sàn xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Trên cơ sở đó, thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển đến hết 17 giờ ngày 20.8. Hiện nhiều thí sinh băn khoăn liệu có nên đăng ký thêm nguyện vọng bằng phương thức này trong khi đã có cơ hội trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm?

Thí sinh đã biết điểm sàn xét tuyển của các trường đại học bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT

đ.l

Tiến sĩ Đinh Văn Phúc, Trưởng đại diện tuyển sinh Trường ĐH Duy Tân tại TP.HCM, phân tích: “Ngoài nguyện vọng đã trúng tuyển sớm, thí sinh có thể cân nhắc việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển. Nếu điểm thi thực tế cao hơn 5-7 điểm so với điểm sàn thì tại sao thí sinh không đăng ký thêm nguyện vọng. Nhưng ngược lại, nếu đã trúng tuyển đúng nguyện vọng yêu thích và điểm thi không cao hơn điểm chuẩn các năm trước, thí sinh không nên băn khoăn nhiều”.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cho rằng: “Nếu đã trúng tuyển đúng ngành, trường yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm thì chỉ cần lựa đúng ngành đã trúng tuyển cho nguyện vọng 1. Thí sinh chỉ tính đến việc đăng ký mới nếu mong muốn vào một ngành khác, trường khác mà điểm thi của mình cao hơn điểm chuẩn năm trước”.

Còn nhiều lời khuyên khác cùng với những phân tích về điểm sàn và dự kiến mức điểm chuẩn sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.8).

Đa dạng công việc với ngành lưu trữ học

Nhiều người cho rằng tốt nghiệp ngành lưu trữ học ra trường thu nhập thấp, công việc nhàm chán. Tuy nhiên, các sinh viên theo học ngành này đã cho chúng ta cách nhìn khác.

Ngành lưu trữ giúp sinh viên trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn về quản trị văn phòng, nhân sự, thư ký văn phòng

Shutterstock

Nguyễn Gia Ngọc (sinh viên năm 2 Trường Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết cô chọn ngành lưu trữ theo sở thích, năng lực của mình, đồng thời nhận thấy khi tốt nghiệp ra trường có thể làm ở nhiều vị trí, đúng theo chuyên ngành như: chuyên viên văn thư, lưu trữ, nhân viên văn phòng cho doanh nghiệp. Theo Ngọc, ngành học giúp cô trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn về quản trị văn phòng, nhân sự, thư ký văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân văn phòng, kế toán, tin học, soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và lưu trữ, tra tìm hồ sơ và tài liệu…

Còn nhiều câu chuyện bất ngờ khác về ngành này sẽ tiếp tục có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.8).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.