Tin tức giáo dục đặc biệt 3.10: Lớp 10 chương trình mới có khó hơn cũ?

02/10/2022 22:59 GMT+7

Qua một tháng thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10, giáo viên và học sinh có nhận xét gì là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.10).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.10) còn nêu câu chuyện học sinh đầu tiên đồng bào Rục trúng tuyển đại học.

Những học sinh lớp 10 đầu tiên theo học chương trình Giáo dục phổ thông mới

đào ngọc thạch

Thay đổi cách dạy và học

Hoàn thành bậc THCS theo chương trình cũ nhưng lại bắt đầu cấp THPT với chương trình mới, học sinh có kịp thích ứng?

Một học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) nhận xét: “Kiến thức không nặng nhưng cách tiếp cận kiến thức hoàn toàn khác. Với chương trình năm nay, chúng em phải chủ động tự học, tìm hiểu kiến thức, giải quyết vần đề theo hình thức nhóm học tập…”.

Tương tự, một học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM) cho rằng nếu không tự học thì không thể bắt kịp.

Ở góc độ người dạy môn toán, ông Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3,TP.HCM) cho rằng khi hoàn thành chương trình lớp 9, học sinh hoàn toàn có đủ nền kiến thức để tiếp thu chương trình toán lớp 10. Chương trình toán lớp 10 khá hay, tiếp cận thực tế, khác với chương trình cũ là đào rất sâu kiến thức hàn lâm. Tuy nhiên ông Toàn cho rằng qua tháng đầu tiên, cả thầy lẫn trò đều lúng túng bởi vì thầy cô phải thay đổi cách dạy để tiếp cận cái mới. Tuy nhiên, nếu giáo viên chịu khó bình tĩnh nghiên cứu chu đáo cẩn thận chi tiết từng bài, từng chương thì sẽ thấy vừa phải.

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng lạc quan như vậy. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.10) tiếp tục ghi nhận thực tế từ việc giảng dạy của các nhà trường một tháng qua.

Người Rục đầu tiên vào đại học

Cao Thị Lệ Hằng cùng mẹ chuẩn bị hành trang vào đại học

bá cường

Sau gần 65 năm được phát hiện sinh sống trong những hang, lèn giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), trải qua hàng chục năm để hòa nhập với xã hội, lần đầu tiên có một người mang dòng máu Rục đỗ đại học.

Đó là nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng (bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, H.Minh Hóa, Quảng Bình).

Hành trình để đến với giảng đường đại học và con đường phía trước còn lắm khó khăn của nữ sinh này sẽ được tường thuật trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.10).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.