Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 2.1.2021 còn là câu chuyện về việc hướng dẫn học sinh học tập thế nào để có tính độc lập, không lệ thuộc vào giáo viên.
Từ bỡ ngỡ đến mạnh dạn đổi mới
Những ngày tạm rời bảng đen, phấn trắng vì dịch Covid-19, không chỉ là một phần ký ức đặc biệt của năm 2020 mà còn là thách thức cho giáo viên khi chuyển qua dạy học trực tuyến để thích nghi với trạng thái bình thường mới.
Năm 2021 bắt đầu, dạy và học trực tuyến đã không còn xa lạ với giáo viên do họ đã được “tập dượt” trong năm 2020, một năm đặc biệt bởi họ đứng trước thách thức chưa bao giờ nghĩ đến.
Nhiều giáo viên kể lại rằng năm 2020 là năm biến động với những thách thức và trải nghiệm đặc biệt. Thầy cô giáo phải nỗ lực hết sức. Những ngày ấy, từ những giáo viên hiểu biết rất lơ mơ về mạng, về học trực tuyến, nhiều người tự lên mạng tìm kiếm thông tin, tài liệu, thậm chí hỏi bạn bè đồng nghiệp để sử dụng các lớp học trực tuyến như livestream trên Facebook, M Team…
Tuy nhiên, những thách thức này đã tạo cơ hội để giáo viên đổi mới và phát triển hơn về phương pháp dạy học từ trong năm 2021. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên hôm nay (2.1) phản ảnh những thay đổi này của giáo viên.
|
Đừng “nấu cơm”, “dọn sẵn” cho học sinh
Một thực tế tồn tại trong giáo dục phổ thông bao lâu nay là cách dạy và thi nặng về lý thuyết, chú trọng kiến thức và “gạo” bài theo kiểu học thuộc lòng. Học theo mẫu, làm theo mẫu là một trong những phương pháp dẫu cũ mòn nhưng vẫn được ưu ái sử dụng bởi thầy sợ trò “trật đường ray”, “sai lối mòn”…
Trước mỗi kỳ thi, học sinh cứ ê a học từng trang giấy A4 chi chít chữ đề cương ôn tập các môn học. Hàng chục câu hỏi với những vấn đề trọng tâm được soạn sẵn chi li từng đáp án buộc trò phải học, phải nhớ nếu muốn đạt điểm cao. Đó là kiểu “nấu cơm”, “dọn sẵn” cho học sinh.
Vì sao các giáo viên cứ phải “mấu cơm”, “dọn sẵn” cho thí sinh và hậu quả nào với phương pháp giáo dục này? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên hôm nay sẽ nêu lên nhiều bài học từ một câu chuyện giáo dục.
Bình luận (0)