Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 22.7.2020

21/07/2020 23:45 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 22.7.2020 đặt vấn đề thúc đẩy cơ hội ‘du học tại chỗ' khi du học sinh quay về Việt Nam học tập để tránh dịch Covid-19.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 22.7.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt còn có thông tin: Học chương trình mới, học sinh có còn học thêm? Làm gì nếu kết quả thi không như mong đợi?

“Du học tại chỗ” coi chừng chỉ mang tính… lý thuyết 

Nhờ Chính phủ kiểm soát tốt dịch Covid-19 nên trong khi dịch bệnh này trên toàn cầu đang diễn biến phức tạp, nhiều nước sinh viên chưa trở lại trường học thì tất cả các trường đại học của Việt Nam vẫn mở cửa đón nhận sinh viên và thực hiện các hoạt động đào tạo một cách bình thường. Đây là dịp tốt cho các trường đại học trong nước tiếp nhận sinh viên Việt Nam đang du học tại nước ngoài về tiếp tục học tập, đồng thời cũng là cơ hội tốt để tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển các chương trình “du học tại chỗ”.
Tuy nhiên cũng vì những khó khăn của giai đoạn “hậu Covid-19” mà cơ hội này có thể vẫn chỉ mang tính… lý thuyết. Những khó khăn đó nổi bật vấn đề xin visa và làm thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài, cho sinh viên quốc tế muốn vào Việt Nam, đặc biệt cho sinh viên Việt Nam đang “mắc kẹt” ở nước ngoài...
Giải quyết những khó khăn này và các vướng mắc khác để tạo cơ hội thật sự cho Việt Nam phát triển “du học tại chỗ” là thông tin giáo dục đặc biệt bạn đọc cần tìm hiểu trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.7).

Cần quan tâm đến chỉ số hạnh phúc của học sinh

Thí sinh dự thi lớp 10 năm 2020 tại TP.HCM

Đào Ngọc Thạch

Sách giáo khoa mới, trường lớp đầu năm học, chương trình giáo dục mới có giảm tải việc học … là những vấn đề đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đặt ra trong buổi làm việc tại Sở GD-ĐT TP.HCM sáng ngày 21.7.
Tại buổi làm việc,  ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành viên đoàn giám sát, phát biểu: “Cơ sở vật chất đã có sự đầu tư, tức là có cái vỏ rồi vậy thì cái ruột sẽ được chuẩn bị như thế nào? Khi triển khai, ngành giáo dục cần quan tâm đến chỉ số hạnh phúc, học sinh được học, được bảo vệ sức khoẻ, được an toàn thế nào trong môi trường học đường...”.
Trong khi đó đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đưa ra minh chứng việc học sinh học 2 buổi/ngày, tối về còn phải đi học thêm, học và làm bài ở nhà đến khuya. “Khi học chương trình mới, học sinh có còn phải đi học thêm nữa hay không?”, bà Thuận đặt câu hỏi.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM có giải đáp thuyết phục về những thắc mắc này? Câu trả lời sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.7).
Học sinh các tỉnh, thành vừa hoàn thành kỳ thi lên lớp 10, nhiều học sinh cho biết đã làm bài khá tốt và tự tin sẽ đạt kết quả cao, nhưng cũng không ít em lo lắng, hồi hộp với bài làm của mình. Sau khi thi xong không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Trong trường hợp này thí sinh và phụ huynh cần phải làm gì? Lời khuyên của các chuyên gia cũng như những mong muốn của các học sinh phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ là những gợi mở cần thiết cho phụ huynh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.