Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (25.5) còn đặt vấn đề vì sao các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm giáo dục tại Việt Nam?
Có giảm học phí khi ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid-19?
Tháng 5 năm nay, do dịch Covid-19, hầu hết các trường đại học đều chuyển sang dạy trực tuyến trước khi vào thời điểm nghỉ hè. Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chưa biết thời gian sắp tới các trường ĐH sẽ dạy trực tiếp hay trực tuyến. Nếu tiếp tục học trực tuyến, các trường sẽ thu học phí như thế nào là băn khoăn của nhiều sinh viên và phụ huynh.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, trường dự kiến sẽ triển khai dạy - học trực tuyến đối với các học phần lý thuyết và học phần thực hành có tính chất tương tự lý thuyết, bắt đầu từ ngày 31.5. Việc giảng dạy trực tuyến này nhằm đảm bảo tiến độ học tập của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng khó lường.
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, hiện nay sinh viên chưa kết thúc học kỳ 2 và vẫn đang học trực tuyến. Đến cuối tháng 6, sinh viên của trường mới nghỉ hè.
Tình hình mỗi trường có khác nhau nhưng băn khoăn của sinh viên là như nhau: Học phí trực tuyến có khác trực tiếp? Vấn đề này cũng là mối bận tâm của phụ huynh có con học phổ thông.
Băn khoăn này sẽ được giải đáp trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (25.5).
Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến giáo dục tại Việt Nam
|
Tổng số học sinh Việt Nam từ lớp 1 - 12 là 17 triệu trong đó học sinh trường tư thục chiếm khoảng 0,5 triệu (số liệu 2019). Theo hướng du học, số lượng học sinh bậc trung học Việt Nam học ở các nước nói tiếng Anh trong năm 2020 là khoảng 7,000 và trung bình mỗi năm có khoảng 300 - 500 học sinh mới du học.
Ðầu tư lĩnh vực đại học cũng có tiềm năng cao khi hiện nay chỉ có duy nhất đại học RMIT (Úc) là dạng đầu tư tại Việt Nam.
Những dữ liệu trên phần nào cho thấy lý do ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam đầu tư giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn nguyên nhân cốt lõi khác. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu lên lý do quan trọng này.
Bình luận (0)