Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (9.4) còn đặt vấn đề đối tượng nào có thể tham gia kỳ thi đánh giá năng lực vào các trường đại học khi có tình trạng giáo viên và học sinh lớp 11 tham gia kỳ thi này.
Những việc cần “phải làm ngay” của tân bộ trưởng có mới?
Trả lời báo chí ngay sau khi trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Kim Sơn nhắc đến nhóm việc nóng, cấp bách, “muốn hay không cũng phải làm ngay”, đó là kỳ thi THPT quốc gia, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, và mong muốn “thu nhập của người thầy được cải thiện”.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, trên thực tế, những việc tân bộ trưởng nói “phải làm ngay” đều đã bàn nhiều.
Về kỳ thi THPT quốc gia, nhiều chuyên gia đặt vấn đề nên ổn định hay thay đổi khi trong tháng 3.2021 trong kiến nghị của cử tri xung quanh kỳ thi THPT quốc gia, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại việc thi cử thay đổi liên tục, thiếu sự ổn định cần thiết, gây tâm lý bất an cho người dân và các cơ sở giáo dục.
Trên đây là một trong 3 vấn đề có trong bài phân tích tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (9.4) đồng thời cho thấy những mong đợi, trông chờ của các giáo viên trước các vấn đề “cấp bách” mà tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT đặt ra
Đối tượng nào không cấm nhưng không khuyến khích thi đánh giá năng lực?
|
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 vừa qua thu hút trên 68.000 người dự thi. Tuy nhiên, ngay sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả thi đợt 1, hội đồng thi này mới phát hiện có những thí sinh dự thi nhưng không phục vụ cho mục đích xét tuyển vào các trường đại học. Trong đó, có những giáo viên trường THPT dự thi nhằm nắm rõ cấu trúc, hiểu cách ra đề, hiểu nội dung về ôn tập cho học sinh của mình; có những học sinh đang học lớp 11 dự thi để làm quen với định dạng bài thi.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, đối tượng tham dự kỳ thi đánh giá năng lực là những thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy định của Bộ GD-ĐT. “Các HS lớp 10, 11 nếu tham dự kỳ thi không ảnh hưởng đến kỳ thi tuy nhiên không đúng với đối tượng dự thi và ĐH Quốc gia TP.HCM không khuyến khích các HS này tham dự”, ông Chính cho hay.
Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM có quan điểm này? Ý kiến các nhà chuyên môn ra sao? Cách thức các nước trên thế giới thực hiện?... Những câu hỏi này sẽ được nêu ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)