Tin vui cho người thích uống cà phê: Có thể giúp cải thiện tiêu hóa

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
02/02/2022 00:10 GMT+7

Bạn là người yêu thích cà phê? Một nghiên cứu gần đây cho thấy uống cà phê có thể giúp cải thiện tiêu hóa.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về nó.

1. Nghiên cứu

Theo một nghiên cứu mới, cà phê có tác động tích cực đến tiêu hóa và đường ruột, đồng thời bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa phổ biến như sỏi mật cũng như một số bệnh về gan.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nutrients Journal.

Đánh giá của 194 ấn phẩm nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ cà phê vừa phải (theo định nghĩa của EFSA là 3-5 tách mỗi ngày) không tạo ra các tác động có hại đối với các cơ quan khác nhau của đường tiêu hóa.

Shutterstock

Cà phê có tác động tích cực đến tiêu hóa và đường ruột, đồng thời bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa phổ biến như sỏi mật cũng như một số bệnh về gan

2. Phân tích

Hai lĩnh vực được quan tâm đặc biệt từ nghiên cứu là mối liên hệ giữa cà phê và giảm nguy cơ sỏi mật và bằng chứng liên kết việc uống cà phê với giảm nguy cơ viêm tụy, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm.

Trong hành trình của đi qua đường tiêu hóa, cà phê có ba tác động chính:

Cà phê liên quan đến bài tiết dạ dày, mật và tuyến tụy, tất cả những gì cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Cà phê được phát hiện có tác dụng kích thích sản xuất hormone tiêu hóa gastrin; và axit clohydric, có trong dịch vị - cả hai đều giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày, theo Times of India.

Nghiên cứu: Uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày giúp sống lâu

Cà phê cũng kích thích tiết cholecystokinin (CCK), một loại hormone làm tăng sản xuất mật, cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa.

Cà phê dường như có liên quan đến những thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Trong các nghiên cứu đã xem xét, tiêu thụ cà phê được phát hiện là gây ra những thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, chủ yếu ở cấp độ quần thể của Bifidobacteria - “cư dân” phổ biến trong đường tiêu hóa.

3. Cà phê để trao đổi chất

Cà phê có thể kích thích nhu động ruột kết ngang với ngũ cốc

shutterstock

Cà phê có liên quan đến nhu động ruột kết - quá trình thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa.

Dữ liệu được xem xét cho thấy rằng cà phê có thể kích thích nhu động ruột kết ngang với ngũ cốc, nhiều hơn 23% so với cà phê không chứa caffein hoặc hơn 60% so với một ly nước và nó có thể làm giảm nguy cơ táo bón mạn tính.

Nghiên cứu mới nhất cũng ủng hộ mạnh mẽ tác dụng bảo vệ của cà phê đối với các bệnh về gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan - một trong những loại ung thư gan phổ biến nhất, theo Times of India.

Mặc dù có bằng chứng cho thấy uống cà phê có thể hỗ trợ giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa, nhưng hầu hết dữ liệu không hỗ trợ phát hiện rằng cà phê có ảnh hưởng trực tiếp đến chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Thay vào đó, đây là tác động tổng hợp hoặc cộng gộp của các yếu tố nguy cơ khác như béo phì và chế độ ăn uống nghèo nàn.

4. Kết quả

Đánh giá mới được tiến hành bởi tiến sĩ Astrid Nehlig, Giám đốc Nghiên cứu Danh dự tại Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp (INSERM).

Tiến sĩ Nehlig nhận xét: “Trái ngược với một số giả định, tiêu thụ cà phê về tổng thể không liên quan đến các vấn đề về ruột hoặc tiêu hóa.

Trong một số trường hợp, cà phê có tác dụng bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa phổ biến như táo bón.

Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ

Dữ liệu mới nổi cũng chỉ ra rằng có thể có mối liên quan với mức độ cải thiện của các nhóm vi khuẩn đường ruột như Bifidobacteria đã được công nhận có tác dụng có lợi.

Mặc dù sẽ cần thêm dữ liệu để hiểu tác dụng của cà phê đối với đường tiêu hóa, nhưng đây là một điều cực kỳ đáng khích lệ để bắt đầu", theo Times of India.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.